Autism hay Tự kỷ chỉ là cách để mô tả cho một vấn đề.

21 thg 2, 2012

Melatonin cho trẻ em ?

Tác giả: Deepa Kartha. 

Trong thời gian gần đây, việc sử dụng melatonin cho trẻ em , người bị rối loạn giấc ngủ càng gia tăng. Nhiều người đang lo lắng về việc liệu nó có thể gây ra tác dụng phụ ở trẻ em? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những lợi ích cũng như tác dụng phụ của melatonin cho trẻ em. 

Melotonin thực sự là một hormone tự nhiên được tiết ra bởi tuyến tùng trong não. Tuyến này chịu trách nhiệm kiểm soát chu kỳ ngủ của chúng ta, nó bắt đầu tiết ra melatonin khi trời tối và làm giảm việc sản xuất hormone này trong thời gian ban ngày.

Sản sinh melatonin là rất quan trọng đối với người để có được giấc ngủ họ cần, bổ sung melatonin được sử dụng như một phương pháp để điều trị chứng mất ngủ và mất ngủ không chỉ ở người lớn, mà còn ở trẻ em. Hầu hết mọi người biết melatonin là một viên thuốc được người lớn sử dụng khi đi máy bay.

Tuy nhiên, nó đã trở thành một thực tế phổ biến để cung cấp melatonin cho trẻ em bị mất ngủ hoặc bị rối loạn giấc ngủ khác. Hơn nữa, melatonin đã tìm thấy là có hiệu quả để gây ngủ ở trẻ em đã được chẩn đoán với các chứng rối loạn tâm thần  như ADHD, bại não, động kinh, tự kỷ, vv...


Tuyến tùng trong não
Trungnguyen minh họa theo: theherbprof.com

Các cuộc tranh luận về sự an toàn của melatonin đã diễn ra trong một thời gian dài, do đó các quốc gia như Úc và Anh đang chống lại ý tưởng dùng melatonin cho trẻ em có vấn đề về giấc ngủ. Để biết nhiều hơn về những lợi ích cũng như tác dụng phụ của melatonin, cho phép chúng tôi khám phá chủ đề này chi tiết hơn.

Melatonin cho trẻ em - Lợi ích ?

Melatonin đã trải qua một số nghiên cứu, tuy nhiên chỉ một vài nghiên cứu được thực hiện trên trẻ em. Mặc dù các nghiên cứu thực hiện trên một ít trẻ em đã thông báo rằng nó thực sự an toàn trong việc thúc đẩy giấc ngủ ở trẻ em, hầu hết những nghiên cứu này được dựa trên những đứa trẻ đang bị mắc chứng rối loạn tâm thần. Trẻ mắc chứng tự kỷ  cũng như những người được chẩn đoán bị ADHD có khó khăn để đi vào giấc ngủ và trong điều kiện như vậy melatonin có thể làm nên điều kỳ diệu. Melatonin cho trẻ em bị tự kỷ, ADHD và ngay cả đối với những người khiếm thị vì việc sản xuất hormone này rất ít và đôi khi hoàn toàn thiếu vắng trong cơ thể.

Ngoài ra ngay cả cha mẹ, của các trẻ em bình thường bị mất ngủ, đã nói rằng việc cho con trẻ liều nhỏ của melatonin đã giúp giảm bớt những khó khăn ban đêm đưa con vào giấc ngủ. Một số người cũng nói rằng trẻ em dùng melatonin có vẻ tươi và chu đáo trong ngày khi họ có được một giấc ngủ ngon và không bị xáo trộn vào ban đêm.

Tuy nhiên, dù nhiều người đã quan sát thấy những lợi ích của melatonin cho trẻ em, hầu hết các bác sĩ và chuyên gia giấc ngủ không thể không quan tâm đến quy định thuốc này cho trẻ nhỏ. Hãy để chúng tôi đi xem một lý do chính xác cho điều này.

Melatonin cho trẻ em - Tác dụng phụ ?

Lý do tại sao các người thực hành chăm sóc y tế không hỗ trợ việc sử dụng melatonin cho trẻ em có rối loạn giấc ngủ - bởi vì không có  bằng chứng nghiên cứu đầy đủ đã được tiến hành về ảnh hưởng của melatonin / trẻ em khỏe mạnh.

Các chuyên gia y tế lập luận chỉ có một nghiên cứu đã chứng minh rằng melatonin là một cách điều trị hiệu quả các vấn đề về giấc ngủ ở trẻ em không có bất kỳ khuyết tật nào. Tuy nhiên, họ nói rằng đó chỉ là một nghiên cứu bốn tuần gồm 40 trẻ em và thực sự là không có hồ sơ báo cáo về ảnh hưởng lâu dài của nó. Mặt khác, các nghiên cứu được thực hiện bởi một số chuyên gia đã tìm thấy rằng có một số tác dụng phụ gắn liền với việc sử dụng của melatonin trên trẻ em bình thường, không có bất kỳ vấn đề sức khỏe. Nó đã được quan sát thấy rằng trẻ em được dùng melatonin từ lúc bé thường trải qua những giấc mơ "chói lòa" hoặc những cơn ác mộng và đôi khi buồn ngủ và mệt mỏi, đặc biệt là nếu với liều lượng cao của melatonin.

Hơn nữa, tác dụng phụ của melatonin cũng quan sát thấy ở trẻ em có vấn đề về thần kinh. Một số các tác dụng phụ liên quan với mức tiêu thụ của melatonin cho trẻ em mắc chứng tự kỷ, ADHD, bao gồm đau đầu, chóng mặt, khó chịu và co thắt dạ dày. Tác dụng phụ lâu dài của melatonin cho trẻ mới biết đi và trẻ em bao gồm trì hoãn tuổi dậy thì, trầm cảm, ... Ngoài ra, melatonin khi dùng với các thuốc khác bao gồm cả cho ADHD, động kinh, tự kỷ, vv... có thể gây ra một số phản ứng dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tìm hiểu thêm về tác dụng phụ melatonin (bài sau).

Mặc dù melatonin cho trẻ em có ưu và nhược điểm của nó, nên cho trẻ em dùng hay không vẫn còn là một câu hỏi để tìm ra lời đáp.

Mặc dù trong điều kiện nhất định, không như khi trẻ em bị rối loạn trong sk tâm thần cần có những loại thuốc này, sẽ là điều tốt để thử thiết lập giấc ngủ thích hợp với sự giúp đỡ của các cách tự nhiên, đặc biệt là ở trẻ em - những người không có bất kỳ vấn đề rối lọa tâm thần.

Cho dù những tác dụng phụ gây ra bởi melatonin là ít được biết đến, sử dụng lâu dài các thuốc có thể có ảnh hưởng đến trẻ em. Hơn nữa, nếu con của bạn là khổ sở do các vấn đề hoặc rối loạn ngủ, cần tư vấn của một bác sĩ nhi khoa trước khi bắt đầu với liều lượng melatonin sẽ là điều tốt hơn để tránh những biến chứng về sức khỏe trong tương lai.

Ngọc Uyên (Sv.UTAS Australia) dịch&giới thiệu theo"Melatonin for Children" by Deepa Kartha (Cập nhật lần cuối: 2011/09/19).http://www.buzzle.com/articles/melatonin-for-children.html




Ở VN, dù có các dược liệu truyền thống như tâm sen, lạc tiên (nhãn lồng), vông nem... là những "thuốc ngủ" được dùng theo kinh nghiệm dân gian, tuy nhiên khi bào chế thành thuốc trị chứng mất ngủ- được cho là từ thảo dược- thì Melatonin cũng đã sử dụng như là một thành phần chính/trong một số nhãn hàng thuốc ngủ !


Meletonin còn được đưa vào sx - như một thành phần - trong công thức chế biến thực phẩm ! Đầu năm 2011, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đưa ra cảnh báo Melatonin là không an toàn khi dùng như là một thành phần thực phẩm, họ cho biết trong một cảnh báo cho các nhà sản xuất Lazy Larry brownies trong loại " Bánh Lazy", có chứa các hormone gây ngủ.

Tham khảo Video 1 :

Video 2 : "Sleepy snacks" available to Tulsa kids

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét