Autism hay Tự kỷ chỉ là cách để mô tả cho một vấn đề.

6 thg 11, 2011

Vấn đề của TRẺ CHẬM NÓI.


Theo mô hình diễn tả của Tiến sĩ Geraldine DAWSON (AutismSpeaks) , Tự kỷ là một hỗn hợp trộn lẫn các ca (trường hợp) trong thực tế khó phân biệt, không tài nào tiên liệu một cách chính xác từ vài dấu hiệu ban đầu đứa trẻ rồi sẽ tiến đến đâu hay thụt lùi dần rơi vào vùng- tự kỷ ! Tuy nhiên với sự chẩn đoán, sàng lọc, theo dõi và nhất là những hiểu biết của người điều trị và cha mẹ của trẻ sẽ giúp tránh được những sai lầm trong quá trình can thiệp sớm cho trẻ.

Nhiều trường hợp thực tế, có khoảng 1/4 trẻ em bị chậm nói, một số trẻ đó khá bình thường trong quá trình phát triển, có thể đạt được mốc phát triển như những trẻ khác vào tuổi lên 2. Có những duyên cớ rõ ràng ở trẻ chậm nói như: biến cố lúc mới chào đời sinh thiếu tháng, thiếu cân, sinh đôi, sinh ba; trẻ trai thường phát triển ngôn ngữ chậm hơn một số tháng so với trẻ gái (*1). Tuy nhiên có những vấn đề liên quan đến cuộc sống của trẻ mà chính cha mẹ là người phải hiểu hơn ai hết, để có những cách giúp sức cho các trẻ chậm phát triển. Không ít trường hợp đáng tiếc là trẻ không được giúp đỡ gì!

Bạn có liên quan gì tới khuyết tật chậm nói của con trẻ?

Ngày 9 tháng 3 năm 2011 Michele Anderson

AllisonCortellini-Whitted, có chứng nhận nghiên cứu bệnh học về phát âm và ngôn ngữ, cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến trẻ em có vấn đề chậm nói.

Chậm nói có thể là sự chịu đựng một ngăn cách của đứa trẻ và là một nỗi thất vọng làm vỡ vụn trái tim của các bậc làm cha mẹ. Bài viết sau đây cung cấp cho phụ huynh những thông tin về những gì phải làm nếu họ ngờ là con mình có thể bị chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ.

Dấu hiệu cảnh báo sớm, quy luật 1-2-3.
 
Trong khi mọi trẻ em đều đạt đến cột mốc phát triển theo từng độ tuổi, có quá nhiều điều cha mẹ  phải để ý tới.

-Vào khoảng 9 tháng tuổi, trẻ nói được bập bẹ, biết chỉ trỏ vào các đồ vật, và bị giật mình để phản ứng lại tiếng ồn lớn hoặc bất ngờ.

-Trong độ tuổi từ 9 đến 12 tháng tuổi, trẻ sẽ có thể làm theo định hướng, chẳng hạn như "Hãy lấy quả bóng."

-Trẻ em trong độ tuổi từ 1t đến 3t có thể thể hiện rõ nhu cầu và mong muốn của chúng mà không cần đến cơn giận dữ và có thể nói các từ liên quan một cách có ý nghĩa.

Allison Cortellini-Whitted, MS Ed CCC-SLP, có chứng nhận nghiên cứu bệnh học phát  âm và ngôn ngữ, khuyến khích các bậc cha mẹ sử dụng điều cô gọi là quy luật 1-2-3. Theo đó, ở 1 tuổi, một đứa trẻ nên sử dụng cách phát âm một từ. Lúc 2 tuổi, trẻ nên sử dụng cách phát âm hai từ. Và tuổi lên ba, nên phát âm ra ba từ hoặc nhiều hơn.

Giao tiếp với đứa trẻ là một trải nghiệm khó chịu?

Một đứa trẻ chậm nói có thể phải đấu tranh để nói ra nhu cầu của mình và mong muốn được lưu tâm đến. Những đứa trẻ có thể chỉ trỏ vào đối tượng hơn là tạo ra âm thanh hay lời nói. Đôi khi, những đứa trẻ chỉ có thể khóc hoặc diễn ra hành vi không có khả năng thể hiện bản thân một cách thích hợp. Tương tự như vậy, cha mẹ có thể cảm thấy thất vọng không kém khi cố gắng để xác định những gì con trẻ đang cố gắng để giao tiếp. Nếu có sự thất vọng, một phần là do cha mẹ và cả đứa trẻ, đó có thể là bỏ thời gian để hiểu về đứa trẻ.

Có những vấn đề gì khác đang xảy ra với đứa trẻ?


Theo Cortellini-Whitted, một đứa trẻ có  hành vi khác thường có thể có một nguy cơ lớn bị chậm nói. Nếu đứa trẻ bộc lộ các vấn đề cảm giác, chẳng hạn như quá nhạy cảm với âm thanh hay ánh sáng, có ác cảm với một số thức ăn hoặc phòng thủ của xúc giác (không thích người khác tiếp xúc), có thể có nhiều khả năng bị chậm nói và kém phát triển ngôn ngữ. Những dấu hiệu này "phất cờ đỏ" cảnh báo các bậc cha mẹ là có một số vấn đề với con trẻ, buộc phải ghi nhận để tìm hiểu.

Cha mẹ nên làm gì nếu họ nghi ngờ trẻ chậm nói?

Điều đầu tiên các bậc cha mẹ nên quan tâm về con em mình là trao đổi với bác sĩ nhi khoa của họ. Sau khi thảo luận, các bác sĩ có thể khuyên đưa đến một chuyên gia bệnh lý học về âm ngữ để đánh giá. Tuy nhiên, một số bác sĩ có thể cho là không cần thiết phải tiến hành đánh giá hoặc là cha mẹ chỉ chờ đợi và xem như ngôn ngữ phát triển tự nhiên.

Nhưng nếu trực giác của phụ huynh mách bảo, thực sự là có điều gì đó đang xảy ra với con mình, cha mẹ nên tiếp tục theo dõi và trao đổi với những nơi chăm sóc y tế tin cậy hơn.

Loại trừ nguyên nhân khác.

Một đứa trẻ đang phải "vật lộn" để giao tiếp có thể không chỉ có một vấn đề nói năng. Đôi khi, khiếm khuyết ở tai nghe có thể là gốc rễ của vấn đề. Nếu trẻ không thể nghe được đúng  âm thanh, lời nói của đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, điều quan trọng là đứa trẻ được kiểm tra bởi một bác sĩ thính học, người sẽ không chỉ kiểm tra kênh tai của trẻ, nhưng cũng sẽ thực hiện một đánh giá toàn diện. Đánh giá này là phức tạp hơn rất nhiều so với sàng lọc thính thực hiện tại văn phòng bác sĩ.

Điều gì xảy ra nếu con tôi cần giúp đỡ để phát âm?


Nếu con của bạn thực sự có một sự chậm trễ nói hoặc chậm phát triển ngôn ngữ, đứa trẻ sẽ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ phát âm và ngôn ngữ. Trẻ em từ độ tuổi sơ sinh  đến 3t  hội đủ điều kiện cho các dịch vụ can thiệp sớm, mà sẽ được cung cấp bởi một liệu pháp tại nhà của đứa trẻ hoặc chăm sóc ban ngày. Một đứa trẻ lứa tuổi mầm non sẽ nhận được dịch vụ thông qua các khu học chánh địa phương.(việc của trẻ em ở Mỹ).

Những gì tôi có thể làm ở nhà để giúp trẻ ?

 
Allison Cortellini-Whitted cho những lời khuyên sau đây dành cho phụ huynh:     


    * Lấy pin ra khỏi đồ chơi. Nhiều đồ chơi hiện nay tạo ra âm thanh (như động vật, ô tô hoặc vật nuôi). Kể từ khi đồ chơi đã làm cho phát âm thanh, một đứa trẻ không cần phải học cách để  phát âm tương tự.

    * Đồ ăn nhẹ hoặc đồ chơi không để nơi hợp tầm tay, nơi trẻ em có thể dễ tiếp cận. Tạo cơ hội để trẻ phải nói ra những thứ yêu cầu  với bạn, từ đó thực hành kỹ năng nói khác nhau.

    * Cố giúp con của bạn những công việc vặt bằng cách hướng dẫn sau đây. Ví dụ, trong khi đưa đồ đi giặt, sẽ hướng dẫn trẻ như, "Lấy vớ và đặt chúng ở ngăn trên cùng," hoặc trong khi nấu ăn cho con em mình, "Vô trong tủ lạnh và lấy cà rốt ở ngăn  ở giữa. "

    * Cần nói với trẻ khi đọc sách. Bảo con của bạn kể lại câu chuyện. Hãy hỏi ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao, và hỏi- làm thế nào.

    * Nếu con của bạn có vấn đề về phát âm, không ngắt lời trong khi trẻ đang nói. Chờ cho đến khi trẻ nói hết câu và sau đó yêu cầu phải nói lại những lời chính xác.
   
* Chơi các trò chơi tập trung vào các kỹ năng ngôn ngữ và trí nhớ như Guess Who?, Memory, Scattegories, and Apples to Apples.


[...]
Giai đoạn đầu để xác định trẻ bị chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ có thể là một thời kỳ khó chịu cho bạn và con bạn. Cần ghi nhớ rằng điều quan trọng  bạn là người biết về con bạn nhất. Hãy tin vào cảm giác của bạn. Nếu hoài nghi con bạn có thể có bị chậm nói, nên tiếp tục theo đuổi tất cả mọi cách để giúp con của bạn. Và, như Cortellini-Whitted chỉ ra, nhớ tiếp tục, "Tạo ra các tình thế buộc trẻ em phải sử dụng lời nói của chúng để giao tiếp."

Nguồn tham khảo của tác giả: Thông tin Website Trẻ em khuyết tật . "Nói và ngôn ngữ, mốc phát triển "
(*1)Theo Speech Delays http://www.parenting.com/article/speech-delays
TrungNguyen&Ngọc Uyên(SV UTAS-AUSTRALIA) dịch từ "Are You Concerned Your Child Has a Speech Delay?"
http://www.suite101.com/content/are-you-concerned-your-child-has-a-speech-delay-a357059 # ixzz1H2oNLp2M

1 nhận xét: