Autism hay Tự kỷ chỉ là cách để mô tả cho một vấn đề.

24 thg 11, 2011

Tự kỷ bên cạnh sự đói nghèo.

Quan sát, ghi nhận và tổng hợp bởi Trelex. (Phần 4)

Viết về chứng bệnh tự kỷ, theo cách hiểu của riêng cá nhân tôi, không phân biệt giàu hay nghèo vì tôi  được dạy rằng, và cả trải nghiệm trong cuộc sống, không nên mang lăng kính giàu-nghèo ra để soi xét một số vấn đề, nhất là chuyện nguyên nhân của bệnh tật. Vì chẳng ai sinh ra và sống trên cõi đời này muốn mình được bệnh tật. Dù vậy chẳng ai thoát khỏi nếu như bệnh tật ập đến cho mình và những hệ lụy kéo theo cả một gia đình. Do cách người ta thường phân biệt nên tôi xin phép là trái nguyên tắc của mình để chia tách nhóm bài viết riêng thành hai mảng (P4 vs P3).

Một hình ảnh gây xúc động mạnh cho mọi người phía sau phát biểu của ngài TTK Liên Hiệp Quốc Ban-Ki-Moon, được phát đi vào ngày 2.4.2011.


Tôi không biết chắc chắn hình ảnh đó có liên quan gì đến bài báo sau đây hay không. Tuy nhiên, mối liên quan không thể không có; cho dù những con người ấy sống nơi đâu trên trái đất, kể cả ở VN mình có trẻ bị nhốt, trói trong nhà ? Tầm vóc của LHQ thì những gì được đưa ra không thể nói là nhầm lẫn hay sai sót.


 
-----TỰ KỶ BÊN CẠNH SỰ ĐÓI NGHÈO.----

Tự kỷ và nghèo đói ở Indonesia: trẻ em tự kỷ được giữ trong nhà bằng dây buộc.(*)
1/3/ 2011 Theo thejakartapost.com/news/ và: autisminnb.blogspot.com


"Tôi không nghĩ rằng chúng ta vẫn đang sống trong một thời đại mà con người có thể được đặt trong một sợi dây xích vì một tình trạng sức khoẻ hay có vấn đề về tâm thần"

                                     Rudi Mahfudin làng trưởng Kronjo , Indonesia.


Tự kỷ, đặc biệt nghiêm trọng do một số triệu chứng nơi người tự kỷ, là những thách thức rất lớn với các gia đình ở Canada và Hoa Kỳ. Ở một số nơi trên thế giới mặc dù tình hình còn tuyệt vọng hơn nhiều. Trong dân số nghèo, cha mẹ  giữ cho con em mắc chứng tự kỷ từng ngày bằng dây cột ( như để xích chó).


Báo "The Jakarta Post" (28.2.2011) đưa bài về một cậu bé 10t với những triệu chứng nghiêm trọng về hành vi của chứng bệnh tự kỷ trong một gia đình, sống trong nghèo đói ở vùng nông thôn Saga (Indonesia), không có sự trợ giúp từ chính quyền, đã đành phải giữ cậu bé với một dây xích để cậu ta không đi lang thang và để ngăn chặn hành động phá phách đối với người khác trong làng của họ.

"Sau sinh nhật lần thứ ba của em, Agus đã hay lên cơn giận dữ và chúng tôi thường thấy cậu ta nói với chính mình. Lớn lên nó thường rời khỏi nhà đi lang thang, đôi khi không trở về trong ngày, " Fajar nói.

Fajar, người anh trai của Agus, hồ nghi rằng khi cơn xúc động có thể có điều gì đó, xảy ra do cái chết của người cha, Haryono; người mẹ, Haderi 45 tuổi, đang mang thai Agus lúc cha em ấy qua đời. Cái chết đột ngột của Haryono có thể gây sốc, một tác động tâm lý sâu sắc xảy đến cho mẹ em. Fajar cho biết, khi đó mẹ của anh đã rơi  vào trầm cảm.

Sau khi biết Agus mắc phải chứng tự kỷ, gia đình chỉ có thể làm chút ít gì đó để tìm cách điều trị y tế thích hợp  cho cậu ta, trong điều kiện tiền bạc eo hẹp. Vì vậy, thay vì phải đi tìm kiếm Agus bất cứ khi nào nó rời nhà, gia đình quyết định dùng một dây xích tra vào cậu ta.

"Chúng tôi không có sự lựa chọn khác. Chúng tôi sợ rằng Agus có thể làm tổn thương người khác , "Fajar nói.

Gia đình đã cố gắng liên hệ với chính quyền địa phương để tìm sự giúp đỡ, nhưng các cuộc gọi của họ đã rơi vào những cái tai điếc.(nguyên văn theo The Jakarta  Post: The family has tried to contact the local administration to seek help, but their calls have -fallen on deaf ears **, )

Chẳng bao lâu sau cái chết của Haryono, Haderui đi làm giúp việc cho các gia đình, là lao động thu nhặt thóc còn lại từ vụ thu hoạch tại Tenjo Ayu, Serang.

Một nhà lãnh đạo địa phương cho rằng, Agus không phải là trường hợp duy nhất. Người đứng đầu khu phố, Tohir nói: "có ít nhất năm trẻ em cùng độ tuổi với Agus mắc chứng tự kỷ đã không nhận được trợ giúp gì từ chính quyền. "


(*) Ngọc Uyên (SV Utas AUSTRALIA) đọc & giới thiệu, bản dịch của TrungNguyen dịch từ " Autism and Poverty in Indonesia: Autistic Child Kept On a Leash"
http://autisminnb.blogspot.com/2011/03/autism-and-poverty-in-indonesia.html và
http://www.thejakartapost.com/news/

(**) fall on deaf ears có nghĩa là - lờ đi.
                                                                                                                                                                                      


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét