Trong não người tự kỷ, khám phá và nhận biết bằng cách nhìn ảnh vật mạnh hơn bằng ý nghĩ để kiểm soát và hành động.
Tác giả: Nordqvist Christian
Các bộ phận não bộ của người mắc chứng tự kỷ chủ động ở các vùng để khám phá và nhận dạng bằng hình ảnh và tỏ ra kém hơn ở các vùng dành cho- ra quyết định làm gì, hoạch định để thực thi, và kiểm soát nhận thức, các nhà nghiên cứu từ Đại học Montreal cho biết trong tạp chí Human Brain Mapping. Tiến sĩ Laurent Mottron, tại (*1)CETEDUM /Montreal-Canada/ tin rằng phát hiện của họ giải thích được lý do tại sao hầu hết những người tự kỷ có xu hướng làm được rất tốt các nhiệm vụ mang tính trực quan.
Tiến sĩ Mottron và nhóm nghiên cứu nêu ra để tìm hiểu lý do vì sao các cá nhân tự kỷ xử lý các dữ liệu thông tin trực quan tốt hơn. Các nhà nghiên cứu thu thập thông tin có giá trị trong 15-năm qua của não, gồm cách não hoạt động khi "biên dịch mã" chữ viết, khuôn mặt và các đối tượng. Họ duyệt lại 26 công trình nghiên cứu khác nhau về hình ảnh não, liên quan đến 727 cá nhân (357 người tự kỷ và 370 người không tự kỷ).
Tác giả, là người đi đầu, Fabienne Samson cho biết:
"Qua phân tích&tổng hợp (meta-analysis), chúng tôi đã có thể quan sát nơi người autistics, so với người không autistics, có những hoạt động mạnh, rõ nét ở các vùng thái dương và vùng chẩm và trong vỏ não phía trước thì ít hoạt động hơn. Việc xác định vùng thái dương và vùng chẩm thường liên quan đến cảm nhận và nhận biết hình dạng và vật thể; vùng phía trước não được biết để hỗ trợ chức năng nhận thức cao hơn như: ra quyết định, kiểm soát nhận thức, lập kế hoạch và thực thi.
Vùng não xử lý thông thị giác tham gia mạnh hơn ở bệnh tự kỷ là phù hợp cho các tài liệu nâng cao khả năng nhận thức trực quan mang tính không gian đa chiều (visuo-spatial) trong số người này. "
Các nhà nghiên cứu nói rằng phát hiện của họ chỉ ra: bộ não của một người tự kỷ được tái cấu trúc nhằm ưu tiên cho quá trình nhận thức - các quá trình mà giúp cho não bộ ghi chép dữ liệu (the brain records data). Để cho phép một người bị chứng tự kỷ thực hiện thành công - theo cách riêng của họ. Những việc cần nhận thức đến mức cao hơn, thường sẽ cần hoạt động tích cực hơn ở các vùng phía trước của não bộ dành cho những người không có chứng tự kỷ. Việc nhận thức phải có suy luận, có thể là ở trường hợp với một yêu cầu để xác định xem một tuyên bố là đúng hay sai, hoặc phân loại một loạt các đối tượng thành các nhóm khác nhau.
Đơn giản - có lẽ là não người tự kỷ được tổ chức theo cách khác.
(*Với chúng ta) Phần phía sau não bộ phải được phát triển lên mức cao hơn - ở phần dùng để xử những gì chúng ta nhìn thấy (thông tin hình ảnh). Tuy nhiên, những lát não này có năng lực kém hơn những bộ phận của não bộ (phía trước) để giải quyết kế hoạch và ra quyết định.
Tiến sĩ Mottron cho biết:
"Chúng tôi tổng hợp các kết quả nghiên cứu chẩn đoán bằng hình ảnh (neuroimaging) sử dụng kích thích thị giác từ khắp nơi trên thế giới. Mặc dù có sự khác nhau giữa các nghiên cứu về tạo mẫu, mẫu vật, nhiệm vụ; các kết quả đủ mạnh để duy trì sự thật làm lưu tâm về giac quan tri thức của người tự kỷ với một định hình xác thực nhất.
Sự tham gia mạnh mẽ của hệ thống thị giác, dù với bất cứ nhiệm vụ gì, xác nhận yếu tố sinh lý đầu tiên để giúp nâng cao quy trình xử lý nhận thức đó là một tính năng cốt lõi của tổ chức thần kinh trong những người này.
Bây giờ chúng ta có một tuyên bố rất mạnh mẽ (như đinh đóng cột) về hoạt động của tự kỷ, họ có thể có được mảnh đất để vun trồng những hiểu biết có liên quan tới nhận thức của họ theo cách nhìn để hiểu, học tập, ghi nhớ, và lý luận của người tự kỷ. "
Làm cách nào để thích ứng với não bộ người mắc chứng tự kỷ?
Theo phát hiện của họ, các nhà nghiên cứu nói rằng bộ não người mắc chứng tự kỷ chỉ đơn giản được phân bổ (reallocates) những khu vực để cảm nhận bằng thị giác. Điều này có thể giúp các nhà khoa học quyết định cách tiến hành nghiên cứu trong tương lai, có lẽ tập trung nhiều hơn vào phát triển của não thuộc (*2) "phần dẻo" (plasticity) và kỹ năng trong lĩnh vực trực quan của các cá nhân với chứng tự kỷ.
Tiến sĩ Mottron tin rằng phát hiện của họ có thể làm chuyển biến các chuyên gia để họ suy nghĩ ra cách mới và hiệu quả hơn giúp mọi người chung sống với chứng tự kỷ. Để họ biết chữ, có lẽ, nên dạy theo cách tự nhiên hơn là những gì hiện đang được sử dụng dạy những người mắc chứng tự kỷ. Thay vì hiểu tự kỷ là một hình thức rối loạn (vô tổ chức), Mottron thêm, tự kỷ liên quan đến "*tạo hóa" tái cấu trúc lại bộ não.
Có lẽ cách tiếp cận sai lầm là, chỉ đơn giản nhìn thấy, chứng tự kỷ như một bệnh trạng với một tập hợp của các vấn đề hành vi. Để hiểu được các nhu cầu của một cá nhân với chứng tự kỷ, chúng ta nên xác định những gì, và đâu là thế mạnh và khó khăn của họ.
Theo"Enhanced visual functioning in autism: An ALE meta-analysis"
Fabienne Samson, Laurent Mottron, Isabelle Soulières, Thomas A. Zeffiro
Human Brain Mapping DOI: 10.1002/hbm.21307
* nhấn mạnh cho rõ nghĩa.
(*1)CETEDUM (University of Montreal's Centre for Excellence in Pervasive Development Disorders)-Trung tâm Excellence in Pervasive Development Disorders thuộc Đại học Montreal.
(*2)Não dẻo (Brain Plasticity) là một thuật ngữ được dùng để chỉ khả năng duy nhất của não bộ để liên tục thay đổi, phát triển, và remap trong quá trình của một đời.
Fabienne Samson, Laurent Mottron, Isabelle Soulières, Thomas A. Zeffiro
Human Brain Mapping DOI: 10.1002/hbm.21307
* nhấn mạnh cho rõ nghĩa.
(*1)CETEDUM (University of Montreal's Centre for Excellence in Pervasive Development Disorders)-Trung tâm Excellence in Pervasive Development Disorders thuộc Đại học Montreal.
(*2)Não dẻo (Brain Plasticity) là một thuật ngữ được dùng để chỉ khả năng duy nhất của não bộ để liên tục thay đổi, phát triển, và remap trong quá trình của một đời.
TrungNguyen&NgocUyen .đọc dịch và giới thiệu theo:"Visual Detection And Identification More Active In Autistic Brain Than Thought Control And Actions"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét