Trong vài tháng đầu đời, trẻ sơ sinh dễ đi vào một chu kỳ bình thường của giấc ngủ và sự tỉnh táo. Chúng dần dần giảm số lần ngủ ngắn vào ban ngày và bắt đầu ngủ thời gian dài hơn vào ban đêm. Tuy nhiên, một số trẻ em tiếp tục gặp khó khăn đi vào giấc ngủ hoặc khi ngủ qua đêm, và các vấn đề có thể tồn tại lâu đến sau thời kỳ trẻ bắt đầu học.
Rối loạn giấc ngủ thậm chí có thể là điều phổ biến hơn ở trẻ em mắc chứng tự kỷ. Các nhà nghiên cứu ước tính có 40% ~ 80% trẻ mắc chứng tự kỷ khó ngủ. Các vấn đề lớn về giấc ngủ nơi những trẻ em này bao gồm:
* Khó ngủ
* Thói quen ngủ không phù hợp
* Bồn chồn hay chất lượng giấc ngủ kém
* Thức dậy sớm
Thiếu một giấc ngủ ngon có thể không chỉ ảnh hưởng đến trẻ, mà với tất cả mọi người trong gia đình của trẻ. Nếu bạn không chợp mắt từ đêm này qua đêm khác, thức dậy với con của bạn, có một số các can thiệp trong lối sống và hỗ trợ giấc ngủ có thể giúp ích.
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em mắc chứng tự kỷ?
Các nhà nghiên cứu không biết chắc chắn lý do vì sao với trẻ tự kỷ có vấn đề với giấc ngủ, nhưng họ có một số giả thuyết.
Đầu tiên là các tín hiệu xã hội. Mọi người đều biết thời gian, khi đó, để đi ngủ vào ban đêm nhờ các chu kỳ bình thường của ánh sáng và bóng tối, và nhịp sinh học của cơ thể. Nhưng họ cũng biết sử dụng tín hiệu xã hội. Ví dụ, trẻ có thể nhìn thấy anh, chị, em ruột trong nhà đã sẵn sàng lên giường. Trẻ tự kỷ do thường xuyên gặp khó khăn trong việc giao tiếp, có thể hiểu sai hoặc không hiểu được những tín hiệu này.
Một giả thuyết khác liên quan tới hormone melatonin, chất thường giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức. Để sản sinh melatonin, cơ thể cần một thứ acid amin được gọi là tryptophan, nghiên cứu đã tìm thấy có mức độ cao hơn hoặc thấp hơn bình thường nơi trẻ mắc chứng tự kỷ. Thông thường, mức độ melatonin tăng để đáp ứng khi bóng tối (vào ban đêm) và hạ xuống trong suốt thời gian với ánh sáng ban ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra ở một số trẻ em mắc chứng tự kỷ melatonin không phát sinh vào thời điểm chính xác trong ngày. Thay vào đó, những trẻ này có hàm lượng melatonin nhiều, theo các cấp độ, lúc ban ngày và thấp vào ban đêm.
Một lý do khác, trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ hoặc thức giữa đêm có thể là quá nhạy cảm với các kích thích bên ngoài, chẳng hạn như được sờ vào hoặc do âm thanh. Trong khi hầu hết trẻ em tiếp tục giấc ngủ ngon khi có tiếng mẹ của chúng mở cánh cửa phòng ngủ hoặc tiếng chui rúc vào chăn, một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ có thể bị làm thức dậy đột ngột.
Lo âu là một trạng thái có thể ảnh hưởng bất lợi đến giấc ngủ. Trẻ em mắc chứng tự kỷ được test có xu hướng " tính bồn chồn " cao hơn so với các trẻ em khác .
Vấn đề về giấc ngủ có tác động thế nào?
Không có được một giấc ngủ ngon có thể có một tác động nghiêm trọng đến cuộc sống của một đứa trẻ và sức khỏe tổng thể. Nghiên cứu cho thấy rằng, ở trẻ tự kỷ, có một kết nối giữa thiếu ngủ và các đặc điểm sau:
* Hay gây gổ
* Trầm cảm
* Hiếu động thái quá
* Các vấn đề về hành vi tăng nặng
* Khó chịu
* Học tập và nhận thức sút kém
Tuy nhiên, con của bạn không phải là người bị ảnh hưởng duy nhất . Nếu trẻ không ngủ được, bạn cũng khó có thể có cơ hội nào tốt. Một nghiên cứu cho thấy rằng cha mẹ của trẻ tự kỷ ngủ ít hơn, có chất lượng giấc ngủ kém hơn, và thường thức dậy sớm hơn cha mẹ của các trẻ không mắc chứng tự kỷ .
Làm thế nào để biết liệu con tôi có một rối loạn giấc ngủ?
Mọi trẻ em đều cần một giờ giấc hơi khác nhau khi ngủ. Nói chung, đây là số giờ trẻ em ngủ đúng yêu cầu, theo độ tuổi:
* 1-3 t : 12-14 giờ ngủ mỗi ngày
* 3-6 t : 10-12 giờ ngủ mỗi ngày
* 7-12 t : 10-11 giờ ngủ mỗi ngày
Nếu con của bạn thường xuyên khó ngủ hoặc thức dậy nhiều lần trong đêm, đó có thể là một dấu hiệu của một vấn đề / giấc ngủ. Để biết chắc chắn, nên đến với bác sĩ nhi khoa của con quý vị. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ chuyên nhi / giấc ngủ.
Điều đó, có thể là_ bạn ghi nhật ký giấc ngủ trong một tuần để theo dõi khi con bạn đang ngủ. Có thể trao đổi nhật ký này với bác sĩ của con quý vị và các chuyên gia bất kỳ liên quan đến việc điều trị.
Làm thế nào tôi có thể giúp con tôi ngủ ngon hơn?
Thuốc ngủ chỉ nên được sử dụng như một phương sách cuối cùng với trẻ em. Có một số điều chỉnh lối sống và hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên có thể cải thiện thời gian và chất lượng giấc ngủ ở trẻ em mắc chứng tự kỷ:
* Tránh các chất kích thích/con của bạn như caffeine và đường trước khi đi ngủ. (*)
* Thiết lập một thói quen ban đêm: cho trẻ tắm, đọc một câu chuyện, và cho đứa trẻ ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm.
* Trợ giúp trẻ thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách đọc một cuốn sách, massage nhẹ nhàng sau lưng, hoặc bật nhạc nhẹ. Tránh truyền hình, trò chơi video, và các hoạt động kích thích khác trước khi đi ngủ.
* Vào ban đêm, để tránh phiền nhiễu đến cảm giác hãy đặt màn cửa dày trên cửa sổ của con quý vị để ngăn chặn ánh sáng, đặt thảm dày, và chắc chắn rằng các cánh cửa không lung lay.
* Hãy hỏi bác sĩ nhi khoa của bạn về việc cho trẻ của bạn uống melatonin, chỉ cần trước khi đi ngủ. Bổ sung này thường được sử dụng như là một trợ giúp giấc ngủ để giúp người ngủ khi đi máy bay. Nó có thể giúp bình thường hóa các chu kỳ ngủ-thức ở trẻ em mắc chứng tự kỷ, những người đã có vấn đề giấc ngủ, và nghiên cứu được thực hiện cho đến nay thấy rằng nó an toàn và hiệu quả.
* Hãy thử liệu pháp phơi nắng sáng. Cho trẻ tiếp xúc (phơi nắng) với các giai đoạn của ánh nắng sáng vào buổi sáng có thể giúp điều chỉnh việc sản sinh melatonin của cơ thể chúng .
----------------------------------------------------------------------------
(*) Cho trẻ uống sữa là một vấn đề cần chú ý, tôi sẽ đề cập trong bài viết khác.
TrungNguyen & Ngọc Uyên (Utas-AUSTRALIA) đọc,dịch và giới thie65iu theo "Helping Your Child With Autism Get a Good Night's Sleep" http://www.webmd.com/brain/autism/helping-your-child-with-autism-get-a-good-nights-sleep
Video tham khảo:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét