Autism hay Tự kỷ chỉ là cách để mô tả cho một vấn đề.

24 thg 11, 2011

Cuộc chiến chống lại bệnh tật của nhân loại.

Tiến trình phát triển của nhân loại, con người luôn phải đấu tranh để sinh tồn  như bao nhiêu giống loài khác. Chiến tranh - nghèo đói - bệnh tật ... và những gì nhân loại phải trải qua.

Chứng bệnh tự kỷ tính từ phát hiện của Leo Kanner năm 1943 đến nay đã gần 70  năm. Giờ đây, loài người một lần nữa, khi phải đối mặt với bệnh tật khó hiểu _chứng tự kỷ .
Trong cuộc thập tự chinh chống lại chứng bệnh này, một chút nhìn lại lịch sử một căn bệnh và những trải nghiệm của con người, với những gương hy sinh cũng như những điều mờ ảo mà nhân loại phải đối mặt, với thách thức, sẽ giúp chúng ta trang bị phương pháp tiếp cận vấn đề tốt hơn chăng ? Dù bệnh lao và  chứng bệnh tự kỷ không liên quan gì nhau.


Bệnh lao phổi

Năm 1819, một người Pháp tên là René Laennec (1781-1826) phát minh ra ống nghe, đăng lần đầu tiên trên báo chuyên luận về ống nghe bệnh. Ông áp dụng phương pháp của mình cho căn bệnh đang gặm mòn ông để rồi 7 năm sau ông mất, lúc 45 tuổi: đó là bệnh lao. Bệnh này do ông lỡ cắt trúng tay khi giải phẫu tử thi người chết vì bệnh lao để khám nghiệm.
René Laennec

Bệnh lao được biết từ thời thượng cổ, có tên là "phtisie" (tiếng Hy Lạp phtio nghĩa là "tôi giết"). Bệnh nổ ra tại Anh quốc giữa thế kỷ thứ 18, rồi lan tràn khắp Âu châu. Đó là căn bệnh nghiêm trọng nhất của thế kỷ 19 đã ám ảnh các nhà văn và y sĩ. Bệnh này thường thấy ở thanh niên, làm họ chết sau 18 tháng đến 2 năm. Sự tác hại của nó rất lớn: mặc dù điều kiện sống có tốt hơn nghĩa là con người có sức chống bệnh cao hơn, nhưng năm 1900 nó là nguyên nhân của 12% số người chết ở nước Pháp

Phổi bị hủy hoại:

Cho dù bệnh lao có thể tấn công tất cả mọi cơ quan, từ màng não cho tới ruột non đi qua xương, thận, tử cung, thì bệnh lao phổi chiếm đến 80%. Laennec đã chứng minh tính riêng biệt của bệnh ở những giai đoạn khác nhau và phân biệt dạng lao phổi khác với những sự nhiễm trùng phổi khác.

Những tác giả ở thế kỷ thứ 19 đã diễn tả chu kỳ của bệnh này: bệnh nhân ốm yếu dần, thỉnh thoảng ho khan, khạc đờm, đổ mồ hôi rất nhiều về đêm, cảm thấy đau giữa vai và lồng ngực, rối loạn tiêu hóa và thân nhiệt lên ban đêm. Khi khám phổi, y sĩ nghe thấy tiếng khô và ráp, tiếng ran nổ nhẹ, tiếng rắc. Vài tháng sau, bắt đầu ho thường xuyên và đau. Đờm màu xanh với những mảnh đặc trắng. Bệnh nhân ói mửa, ăn mất ngon, sốt. Tiêu chảy làm bệnh nhân càng yếu hơn. Ống nghe bệnh bằng một dụng cụ quí báu mới phát minh, nghe phổi truyền tiếng òng ọc như từ "bình bị rạn nứt" hay tiếng ồ ồ từ "đáy hang" (theo lời của Laennec).

Trong pha đầu, khi khám nghiệm tử thi, ông thấy thấy những hột nửa trong nửa đục nhỏ bằng hột kê cho tới lớn bằng hột đậu tràn lan trong phổi. Sau đó những hột nào trở thành mềm thì đổi ra màu trăng trắng, như "một viên phó mát bị ngón tay đè nát". Chính thứ này bắt bệnh nhân khạc một cách khó nhọc. Bên cạnh các hột này là những lỗ hổng lớn cỡ hột hạnh nhân có khi to bằng nắm tay có chứa hoặc không chứa một chất lỏng. Phổi bị tàn phá, không thể chứa đầy không khí.

Những bộ mặt đổi thay của căn bệnh:

Trong suốt một thế kỷ, gánh nặng này qui tụ quanh nó nhiều ảo giác. Vào năm 1840, đó là căn bệnh lãng mạn, yếu ớt nhưng tỉnh táo. Sau đó đến triều đại Napoléon, người ta tưởng rằng đó là bệnh của những tinh hoa, từ Aiglon, con trai của Napoléon đệ nhất cho tới Chopin và nhất là bệnh của bà Beaumont do Chateaubriand miêu tả cho tới bà Marie Duplessis, mẫu đàn bà Trà hoa nữ (Dame aux Camélias) của Alexandre Dumas fils (1824-1895) và Traviata của Juiseppe Verdi (1813-1901).

Vào cuối thế kỷ thì họ khám phá ra rằng chính những người nghèo mới bị lao nhiều nhất. Những nhà đạo đức học cho rằng bệnh này xảy ra cho những người nghiện rượu hoặc có cuộc sống thác loạn. Họ cho rằng thành phố là nơi gom tụ những sự xấu xa nên đã sinh ra căn bệnh ác hại này. Nhưng nó không chừa ngay cả tận cùng thôn quê.

Từ năm 1865 người ta mới biết bệnh lao truyền nhiễm. Giới trưởng giả hốt hoảng, đuổi ngay người hầu khi thấy họ bắt đầu ho.

Các nghiệp đoàn khám phá rằng gánh nặng này do cảnh nghèo và sự bóc lột: năm 1901, Ferdinand Pelloutier nhấn mạnh là bệnh phtisie giết gấp 4 lần những người ở quận 15, lúc đó là quận nghèo, hơn là khu Opéra(Paris - Pháp).

Con đường dài dẫn tới thuốc trị



Mặc dù có những tiến bộ thực tiễn về hiểu biết ăn bệnh, nhưng các y sĩ vẫn chưa có khí giới. Để chữa trị , họ chữa trị người giàu có bằng cách khuyên họ ăn uống tẩm bổ, nghỉ ngơi, hít thở gió biển, tới Madère, Naples hay đến miền Nam nước Pháp.

Đến giữa thế kỷ, Hermann Brehmer và Peter Dettweiler chế ra sanatorium, kéo người bệnh ra khỏi thế giới trong kéo dài cho tới hàng năm và gây cảm hứng sáng tác văn chương nơi đó có quyển tiểu thuyết của Thomas Mann La montagne magique (Núi thần diệu).
Robert Koch

Năm 1884, hy vọng lớn lao đã đến khi nhà khoa học Đức Robert Koch (1843-1910) khám phá ra trực khuẩn bệnh lao. Tuy nhiên phải đợi dến năm 1921 hai nhà bác học Albert Calmette (1863-1933) và Camille Guérin (1872-1961) cô lập được trực khuẩn vô hại, nghĩa là sự chủng ngừa, thuốc chủng B.C.G. (Baccillus Calmette Guérin)

Lúc đầu người ta chỉ chủng ngừa bệnh, sau đó phổ biến rộng rãi và cuối cùng hầu hết một nước đều bắt buộc phải chủng ngừa bệnh lao. Tuy nhiên những người đã bệnh vẫn chưa có thuốc chữa cho đến thời kỳ Thế giới Chiến tranh lần thứ Hai, các loại thuốc trị được chế tạo có hiệu nghiệm như streptomycine, isoniazide hay rimifon.

Trong những năm 50, bệnh lao đã được đẩy lùi trong những nước kỹ nghệ hóa. Các nhà điều dưỡng vắng dần. Con người đã quên đi sự sợ hãi khi nghe tên bệnh. Tuy nhiên bệnh lao vẫn tiếp tục hoành hành nhất là tại các nước thuộc thế giới thứ ba mà mỗi năm giết khoảng 2-3 triệu người.

# Cho đến nay cuộc chiến chống lại bệnh lao vẫn chưa hề kết thúc #


TrungNguyen theo :http://www.bacbaphi.com.vn/entertainment/archive/index.php/t-115535.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét