Autism hay Tự kỷ chỉ là cách để mô tả cho một vấn đề.

25 thg 4, 2012

Vitamin Methyl-B12, TIẾP XÚC với ÁNH MẮT & ĐAU ĐẦU.

Can thiệp y sinh tự kỷ - Methyl B-12, ánh mắt và đau đầu. Bác sĩ chuyên khoa can thiệp Y sinh tự kỷ, Dr. Kurt Woeller, giải thích và chia sẻ kinh nghiệm lâm sàng đầy thú vị của mình về việc dùng Vitamin Methyl-B12 điều trị triệu chứng cho trẻ tự kỷ.



Lược thuật nội dung bằng Việt ngữ:

Trước đây tôi đã nói về điều trị với methyl-B12, đặc biệt là tiêm methyl-B12. Tôi muốn nêu ra một tình huống thú vị. Khoảng một năm hoặc năm rưỡi trước đây có một người mẹ đến phòng khám của tôi với một đứa trẻ và cô muốn bắt đầu điều trị với methyl B-12; con trẻ đã có một số các vấn đề điển hình đáng quan tâm- tập trung và chậm phát triển ngôn ngữ. Tôi thực hiện điều trị  methyl B-12 cho đứa trẻ.

24 thg 4, 2012

Chất DINH DƯỠNG và SK TÂM THẦN (TÂM TRÍ) ?

Vai trò quan trọng của chất dinh dưỡng trong các triệu chứng tâm thần nghiêm trọng.

Tác giả:Tiến sĩ William Walsh, nhà khoa học cao cấp trung tâm Pfeiffer(Hoa kỳ).

Mỗi người chúng ta do yếu tố sinh hóa bẩm sinh ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, chức năng miễn dịch, xu hướng dị ứng, và nhiều thứ khác. Theo các nhà khoa học  số lượng hơn 42 triệu các kết hợp gen (yếu tố di truyền) khác nhau có thể có trong một đứa trẻ từ  CHA <-> MẸ . Đây là điều thú vị, lưu ý rằng chúng ta không chỉ kết hợp các đặc điểm từ cha mẹ của chúng ta, mà thay vào đó với một bộ sưu tập đa dạng phức tạp các đặc tính từ tổ tiên của cả hai bên gia đình (nội-ngoại).

23 thg 4, 2012

VITAMIN giúp giảm nhẹ các triệu chứng tự kỷ ?


Rối loạn phát triển ở trẻ em là nhiều hình thức của rối loạn về tâm lý trong tiến trình phát triển của trẻ, bộc lộ qua hàng loạt những hành vi. Từ lâu vấn đề được đặt ra về sự liên quan thiếu hụt các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể của trẻ có ảnh hưỡng đến sức khỏe tâm thần như thế nào.


Các hành vi tiêu cực, không mong muốn, của trẻ em bình thường, có mối quan hệ nào giữa thực phẩm, dinh dưỡng cho trẻ em và các hành vi này? Có rất nghiên cứu cho thấy các mối quan hệ giữa thực phẩm, dinh dưỡng trẻ em ,và các vấn đề  về hành vi.[1] Dù chưa tới mức độ đủ chuẩn để chẩn đoán mắc các chứng rối loạn, ở trẻ cũng đã bị ảnh hưỡng đáng kể do thiếu hụt, rối loạn chất dinh dưỡng trong cơ thể dẫn đến vấn đề hành vi tiêu cực.

21 thg 4, 2012

Lợi ích điều trị với Methyl-B12 cho trẻ tự kỷ.

Tác giả Dr. Sonya Doherty, N.D.(*)

Methyl-B12 (B12) là gì?

B12 (cobalamin) là một  "gia đình" vitamin với năm thành viên để làm mỗi việc khác nhau. Chỉ Methyl-B12, là một trong gia đình B12,  có khả năng kích hoạt các con đường​​ sinh hóa methionine/ homocysteine  ảnh hưởng trực tiếp đến "nhiên liệu" cấp cho não.
Các nhóm Methyl cần thiết cho các chức năng của não. Hình của http://www.drstuckey.com.au
B12 làm việc với axit folic để cung ứng cho tất cả các tế bào trong cơ thể, đóng một vai trò quan trọng trong methyl hóa. Methyl hóa cho tất cả các tế bào trong cơ thể của chúng ta, là quá trình bổ sung thêm vật liệu di truyền vào các tế bào. Sau khi thụ thai, các tế bào trong tử cung sau này sẽ trở thành thai nhi được DEMETHYLATED. Quá trình phát triển phụ thuộc vào methyl hóa ( methylation).

18 thg 4, 2012

Văn hóa - truyền hình, trẻ em với ADHD và TV.

Đã có một số nghiên cứu điều tra mối liên quan của việc xem TV với chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và sự tập trung chú ý của trẻ em trong cuộc sống sau này. 



Nghiên cứu năm 2004 của tiến sĩ Dimitri Christakis từ Đại học Washington (Hoa kỳ), và 2007 phát hiện từ Đại học Otago, New Zealand. Cả hai nghiên cứu được  Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ đăng tải trong tạp chí của họ, Pediatrics.

12 thg 4, 2012

Trẻ em quá hiếu động mắc ADHD hay là đứa trẻ sáng tạo ?


Thông thường, không ít phụ huynh than phiền rằng sao bọn trẻ bây giờ quậy quá! Nhà chuyên môn đưa ra nhãn ADHD để gán cho trẻ, con đường bị gạt ra khỏi trường học để đi đến trường đặc biệt ...có thể không xa (?!)

Tìm hiểu trẻ mắc rối loạn tăng động thiếu chú ý(ADHD) và  trẻ em có tính quá hiếu động với nhiều tiềm năng sáng tạo để làm sáng tỏ một phần sự thật. ADHD  không tồn tại độc lập, với tỉ lệ không nhiều, thường kèm theo những triệu chứng khác chồng chéo, gây khó khăn để nhận diện về khía cạnh chuyên môn.

10 thg 4, 2012

Nhìn nhận của người mắc Asperger về não dẻo.

Một số điểm khác biệt nơi trẻ tự kỷ, người mắc chứng tự kỷ nói chung, làm cho họ trở nên kém giao tiếp trong xã hội, khó khăn để tương tác với chúng ta cần được nhìn nhận trong thực tế như thế nào ? Có nên cho là những hành vi khác thường cần phải sửa đổi hay trái lại cần một sự thông hiểu những vấn đề diễn ra bên trong nội tâm của họ để chúng ta tìm ra cách cư xử phù hợp. Theo giả thuyết đã từng biết đến, theory of mind, người mắc chứng tự kỷ được cho rằng có "tâm trí mù lòa"(mind blindness)[1], khả năng hiểu được ý nghĩ của người khác là vô cùng yếu ớt, từ đó làm cho họ không thể tương tác mang tính chất xã hội.


Với góc nhìn của một người mắc hội chứng Asperger (một dạng nhẹ trong phổ tự kỷ) cho thấy khó khăn nội tâm là gì. Để thay đổi những gì bên trong, kiến thức đã giúp tác giả thay đổi cách nhìn và vươn lên trong cuộc sống.

4 thg 4, 2012

Thông điệp của TTK Liên Hiệp Quốc nhân ngày 2-4

Ngày Thế giới nâng cao nhận thức về Tự Kỷ
(World Autism Awareness Day 2 April 2012)

RỐI LOẠN Phát triển, CAN THIỆP SỚM là gì?

Một đứa trẻ ở độ tuổi 3-4t, bé phát triển bình thường có thể chơi và tập đi với xe đạp 4, 3, rồi đến 2 bánh; nếu vì hoàn cảnh thiếu thốn nhất định, có thể lên 5t lên10t hoặc lớn hơn nữa đứa trẻ vẫn chưa biết đi xe đạp, đó chỉ là điều -bình thường, và không cần can thiệp vào quá trình  phát triển; vì bất cứ lúc nào khi được tập tành nó vẫn có thể chạy được với xe đạp kể cả xe máy trong tiến trình phát triển của mình. 

bé đi xe đạp 3 bánh.

2 thg 4, 2012

Rối Loạn Phát triển (Developmental disorder) là gì ?

AUTISM hay Tự kỷ được cho là chứng RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN .Tuy nhiên, các chứng rối loạn phát triển nói chung phát sinh trong cuộc sống của thanh thiếu niên bao hàm nhiều khái niệm khác nhau. Do đó không thể đánh đồng để quy vào một vài thứ và gán mác (ví dụ như: ADHD, tự kỷ...) cho trẻ một cách vô căn cứ. 


Theo Wikipedia - Rối loạn phát triển (*) xảy ra ở một số giai đoạn trong sự phát triển của một đứa trẻ, thường là  làm chậm (trì hoãn) sự phát triển. Đây có thể bao gồm rối loạn về tâm lý hoặc về thể chất. Rối loạn này là suy yếu trong sự phát triển bình thường / các kỹ năng về  vận động hoặc về  nhận thức phát sinh trước tuổi 22, mà nhiều thứ ​​sẽ tiếp tục  diễn ra vô thời hạn. Rối loạn phát triển thường không có cách để chữa được căn bệnh ( have no cure. ). [1]