Autism hay Tự kỷ chỉ là cách để mô tả cho một vấn đề.

12 thg 4, 2012

Trẻ em quá hiếu động mắc ADHD hay là đứa trẻ sáng tạo ?


Thông thường, không ít phụ huynh than phiền rằng sao bọn trẻ bây giờ quậy quá! Nhà chuyên môn đưa ra nhãn ADHD để gán cho trẻ, con đường bị gạt ra khỏi trường học để đi đến trường đặc biệt ...có thể không xa (?!)

Tìm hiểu trẻ mắc rối loạn tăng động thiếu chú ý(ADHD) và  trẻ em có tính quá hiếu động với nhiều tiềm năng sáng tạo để làm sáng tỏ một phần sự thật. ADHD  không tồn tại độc lập, với tỉ lệ không nhiều, thường kèm theo những triệu chứng khác chồng chéo, gây khó khăn để nhận diện về khía cạnh chuyên môn.


.Tics  Hành vi lặp đi lặp lại một động tác, một âm thanh, một cử động của bộ phận trên cơ thể . Motorial disorder  Rối loạn vận động. Autism  tự kỷ.Oppositional behavioral disorder  Rối loạn hành vi chống đối . Fear disorder Rối loạn sợ hãi . Depression  Trầm cảm .Dyscalculia khó tính toán sắp xếp kế hoạch hoạch định ,dyslectic  khó đọc .

Sự thật - có hay không - ở khía cạnh tính cực là gì, những đặc tính chồng chéo trong chẩn đoán với ADHD? Vì sao có nhiều chuyên gia lẫn phụ huynh đã bỏ qua khía cạnh này ? Phải chăng do người ta chẩn đoán quá mức, gây ra sự lo âu cho bạn; vì với một khả năng hiểu biết hạn hẹp, hàn lâm do thiếu điều kiện nghiên cứu sâu về tình trạng phát triển cho con của bạn.Với cách nhìn khác, xoáy vào vấn đề ADHD ở khía cạnh tích cực, sẽ giúp tránh được những sai lầm đáng tiếc trong việc dạy dỗ trẻ em.

- Ảnh hưởng của ADHD  theo ước tính ~ 3% - 5% / tuổi thanh thiếu niên ở Mỹ [ 1 ]

-Doanh nhân, các nhà khoa học nghiên cứu và kỹ sư, người chuyên xử lý sự cố (troubleshooters) và nhà phát minh tất cả họ phụ thuộc vào sự sáng tạo, cũng như các nghệ sĩ và nhà thiết kế. Những trường hợp này thường được cho là những nghề nghiệp tốt cho người bị mắc ADHD.[ 2 ]

Trên mặt tích cực của ADHD, hơn 10 năm qua có những nghiên cứu độc lập cho thấy mối liên quan và chồng chéo, gây ra nhầm lẫn giữa chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) với tiềm năng và  biểu hiện tính sáng tạo (Creative) ở thanh thiếu niên hoặc người mắc ADHD nói chung. Có thể kể đến như...


Tiến sĩ Bonnie Cramond với một bài báo xuất bản năm 1995 cho Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Năng khiếu và Tài năng (The National Research Center On The Gifted and Talented) ở Hoa kỳ cho rằng "Sự trùng hợp của chứng rối loạn ADHD và tính sáng tạo. Một phân tích so sánh cấu trúc não bộ cho thấy điểm tương đồng mạnh mẽ giữa bộ não của người với chẩn đoán mắc ADHD và những người được đánh giá có tính sáng tạo cao. Những người sáng tạo có"phanh" yếu hơn trong các cơ chế ở bộ não của họ hơn những người bình thường. Nghiên cứu cũng quan sát thấy một cơ chế tương tự như phanh yếu trong não người mắc ADHD. [ 2 ]

Một nghiên cứu năm 1992, một nhóm trẻ em ADHD và một nhóm trẻ em bình thường được so sánh với các nền tảng tương tự và chỉ số thông minh . Nhóm mắc ADHD đã được tìm thấy có tính sáng tạo cao hơn và sử dụng hình ảnh trực quan trong giải quyết vấn đề, cũng như nhiều suy nghĩ tự phát trong một cuộc thực tập giải quyết vấn đề. Một nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết năm 1980 rằng "cá nhân thông minh, những người đang bắn phá bởi những ý tưởng tìm cách làm cho tinh thần của họ bằng cách tổ chức chúng thành các mối quan hệ cảm nhận mới . Như vậy, ý tưởng sáng tạo ban đầu được sinh ra "(Cramond). [2]

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan và Đại học Eckerd cũng nhận thấy rằng các cá nhân mắc ADHD ưa thích phong cách suy nghĩ khác nhau. Họ thích nẩy sinh  ra các ý tưởng, nhưng hoàn thành nhiệm vụ không tốt. Tác giả chính Holly White, giáo sư tâm lý học tại Eckerd, và Priti Shah, một giáo sư ở U-M, nhân rộng nghiên cứu của họ từ năm 2006, và những kết quả được tìm thấy là cá nhân ADHD đạt hiệu suất tốt hơn với các test theo tiêu chí sáng tạo.[3]

Trước đó các nhà nghiên cứu Holly A. White và Priti Shahb  (2006) tìm thấy người mắc ADHD trở nên tốt hơn trong một số nhiệm vụ có tính sáng tạo, cụ thể với nhiệm vụ được cho là cần đến tư duy khác nhau. Trong nghiên cứu, so sánh người lớn mắc ADHD và không ADHD , dựa vào tư duy đa chiều (divergent  thinking) trái với tư duy hội tụ (convergent thinking). Trong suy nghĩ khác nhau, người ta lấy ý tưởng từ khắp nơi trên mọi lĩnh vực khác nhau và sử dụng những ý tưởng đó để đi đến các lý thuyết mới và đa diện.[4]

Tiến sĩ Calvin Taylor, một nhà tiên phong trong lĩnh vực giáo dục trẻ có năng khiếu và tài năng; ông tin rằng khi trẻ còn quá bé không nhận thức được về các giá trị này và trong tương tác không có những hạn chế. Thể hiện sự sáng tạo ở trẻ dần dần bị giảm đi, vì trẻ em phải học cách chấp nhận ý kiến người khác.Một chuyên gia trong lĩnh vực sáng tạo, E. Paul Torrance cho rằng sự tò mò của trẻ em có tính sáng tạo bị bóp chết khi câu hỏi được gạt sang một bên, bị xem như là điều ngớ ngẩn, và suy nghĩ của chúng nằm bên ngoài khuôn khổ nên không được chấp nhận.[5]

Tất nhiên, không phải tất cả các cá nhân có tính sáng tạo đều biểu lộ tính bốc đồng, hiếu động thái quá, và thiếu chú ý. Tương tự như vậy, không phải tất cả các chuyên gia, những người thể hiện hành vi ADHD sẽ được đánh giá cao về tính sáng tạo.

Những nghiên cứu chỉ ra cho chúng ta thấy được một điều quan trọng, để hiểu sâu sắc lộ trình phát triển của trẻ, để qua đó có cách ứng xử và vận dụng nghệ thuật giáo dục thích hợp, tránh áp đặt, đè nén lên sự phát triển tự nhiên (tưởng chừng như bất thường) theo một lề lối giáo dục đúc khuôn và phi sư phạm.

Bài viết có liên quan :   >>> Suy kém chất dinh dưỡng ở trẻ em & ADHD <<<


TrungNguyen nghiên cứu dịch thuật và tổng hợp.

[ 1 ] ADD-ADHD http://www.webmd.com/add-adhd/default.htm
[ 2 ] "ADHD, Creativity, & The Commercial Art Industry" By Justin Genovese http://www.underconsideration.com/speakup/archives/002255.html
Cramond, Bonnie, The Coincidence of Attention Deficit Hyperactivity Disorder and Creativity, (The National Research Center on the Gifted and Talented, 1995).
[ 3 ]  Holly A. White, Priti Shah."Creative style and achievement in adults with attention-deficit/hyperactivity disorder. Personality and Individual Differences," 2011; 50 (5): 673 DOI: "Adults With Attention Deficit Hyperactivity Disorder Score High in Creativity" ScienceDaily (2011) http://www.sciencedaily.com/releases/2011/03/110311153543.htm
[ 4 ] "The evolution of ADHD" Eric Schuman
http://farm3.static.flickr.com/2192/2236031749_dd5ebaac1d.jpg?v=0
[ 5 ] Research Paper on Creativity and ADHD http://www.essayempire.com/customessay/psychology-research-papers/adhd/1602.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét