Autism hay Tự kỷ chỉ là cách để mô tả cho một vấn đề.

4 thg 4, 2012

RỐI LOẠN Phát triển, CAN THIỆP SỚM là gì?

Một đứa trẻ ở độ tuổi 3-4t, bé phát triển bình thường có thể chơi và tập đi với xe đạp 4, 3, rồi đến 2 bánh; nếu vì hoàn cảnh thiếu thốn nhất định, có thể lên 5t lên10t hoặc lớn hơn nữa đứa trẻ vẫn chưa biết đi xe đạp, đó chỉ là điều -bình thường, và không cần can thiệp vào quá trình  phát triển; vì bất cứ lúc nào khi được tập tành nó vẫn có thể chạy được với xe đạp kể cả xe máy trong tiến trình phát triển của mình. 

bé đi xe đạp 3 bánh.

Một ví dụ khác, hầu hết trẻ không phân biệt được độ nóng và lạnh, độ cao và thấp...do non trẻ, vì hiểm họa từ việc chưa trải nghiệm có thể dẫn tới những tai nạn bất ngờ, gây chấn thương hoặc nguy hiểm cho thân thể. Với trẻ bình thường mỗi trải nghiệm và khi được dạy là một lần "học" được những bài học kinh nghiệm góp vào vốn sống. Tuy nhiên, với trẻ mắc các rối loạn phát triển, nhìn chung không có thể dễ dàng học được từ những trải nghiệm, trong một vài lần, có thể phải trải nghiệm lặp đi lặp lại rất nhiều lần cho một bài học.

Đôi khi  đứa bé khi được sinh ra trong  tình trạng hoặc với nhu cầu đặc biệt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Hoặc vì một  tình trạng sức khỏe nào đó không rõ ràng trong thời gian để được sinh ra, cha mẹ và các bác sĩ bắt đầu tự hỏi, có hay không đứa trẻ đang phát triển một cách thích hợp.[1]

Trong tình trạng nào, khả năng phát triển của một đứa trẻ cần phải được đánh giá. Sau khi đánh giá, trẻ em đủ điều kiện để nhận được sự điều trị hoặc các loại hình can thiệp sớm khác, mà đứa trẻ ấy cần và gia đình có thể nhận được sự hỗ trợ và huấn luyện những gì mà họ cần.[1]

Can thiệp sớm là việc tìm ra những cách cụ thể để giúp đỡ một đứa trẻ  càng  phát triển theo đúng cách càng tốt. Trong một số trường hợp, liệu pháp điều trị một đứa trẻ ở độ tuổi sớm cho phép trẻ em đó để đạt được cột mốc phát triển vượt quá các mục tiêu hoặc gần với mục tiêu. Nói cách khác, can thiệp sớm đôi khi có thể giúp một đứa trẻ bắt kịp với các trẻ đồng trang lứa .[1]

Can thiệp sớm không thể diễn giải theo khái niệm rất chung chung và mơ hồ như một số người đã nói, lặp đi lặp lại như câu khẩu hiệu, mà chúng ta thường nghe thấy; thực tế, ở mỗi trẻ có dạng rối loạn phát triển khác nhau cần đáp ứng cụ thể cho từng lĩnh vực ở mỗi cá nhân. Sử dụng những phương pháp giáo dục theo mô thức đúc khuôn là không phù hợp.

Can thiệp sớm giúp trẻ em với các lĩnh vực phát triển chủ yếu:[1]

    * Phát triển thể chất cho khả năng của một đứa trẻ để di chuyển, nghe và nhìn.
    * Ngôn ngữ và lời nói nhằm phát triển khả năng của một đứa trẻ để nói chuyện và giao tiếp.
    * Tính xã hội và cảm xúc của một đứa trẻ phát triển khả năng để chơi, tương tác và liên quan đến những người khác.
    * Phát triển khả năng thích nghi của một đứa trẻ để xử lý các kỹ năng tự chăm sóc, chẳng hạn như ăn và mặc quần áo...
    * Phát triển khả năng nhận thức của trẻ để suy nghĩ và học hỏi.


Có bằng chứng đáng kể rằng trẻ em với một loạt các sự chậm trễ phát triển và các rối loạn có một cơ hội lớn hơn cho kết quả thành công nếu can thiệp được bắt đầu ở độ tuổi sớm (Guralnick, 1998).

Lý thuyết hỗ trợ cho những phương pháp can thiệp sớm?

Brain plasticity- tính chất uyển chuyển (mềm dẻo), hoặc neuroplasticity, là khả năng lâu dài của não để tổ chức lại con đường thần kinh dựa trên kinh nghiệm mới. [2]Trong cuốn sách "The Brain That Changes Itself: Sto­ries of Per­sonal Tri­umph from the Fron­tiers of Brain Sci­ence"(Những câu chuyện thành công lớn) Norman Doidge (*) mô tả rất nhiều ví dụ của sự biến đổi chức năng trong não.[3]
Tính dẻo xảy ra trong não:
    1 - Khi bắt đầu của cuộc sống: lúc chưa trưởng thành bộ não tự tổ chức chính nó.
    2 - Trong trường hợp não tổn thương : não bù đắp cho chức năng bị mất hoặc tối đa hóa các chức năng còn lại.
    3 - Thông qua tuổi trưởng thành: bất cứ khi nào một cái gì đó mới được học và ghi nhớ. [3]
Lý thuyết Brain Plasticity được chấp nhận rộng rãi, là tiền đề cho nhiều nghiên cứu về sau trong lĩnh vực thần kinh, não học và giáo dục...

Bài viết liên quan: >>> Brain Plasticity là gì ?<<<

Phương pháp can thiệp sớm cho trẻ mắc tự kỷ ?

Can thiệp ở các giai đoạn đầu trong sự phát triển của trẻ có thể mang lại cơ hội lớn hơn cho sự thành công ở trẻ em mắc chứng tự kỷ.[4]

Mô tả của các yếu tố chung của một- Chương trình can thiệp- hiệu quả. Mặc dù có những chương trình khác nhau trong cách tiếp cận triết học và chiến lược, chúng bao gồm một số yếu tố chung.[4]

Mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ được xem xét bởi Dawson và Osterling (1997). Dữ liệu kết quả lâm sàng thu được từ một số các chương trình này đã được công bố trong các nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn để sử dụng làm bằng chứng trong hướng dẫn này. Thông tin từ những nghiên cứu này cung cấp một khuôn khổ hữu ích cho sự hiểu biết các yếu tố phổ biến của các chương trình can thiệp mang lại hiệu quả.

Những yếu tố chính của các phương pháp can thiệp hiệu quả

Dawson và Osterling (1997) mô tả sáu yếu tố sau đây là điều phổ biến trong các chương trình can thiệp hiệu quả. [5]

   1. Nội dung chương trình giảng dạy. Các bài giảng dạy của một chương trình nhấn mạnh các lĩnh vực kỹ năng cơ bản, bao gồm các khả năng sau đây: 1) để tham dự vào các yếu tố của môi trường xung quanh là rất cần thiết cho học tập, đặc biệt là với các kích thích mang tính xã hội; 2) để bắt chước những người khác; 3) để hiểu và biết sử dụng ngôn ngữ; 4) để chơi một cách thích hợp với các loại đồ chơi, và 5) để tương tác xã hội với những người khác.

   2. Hỗ trợ cao nhất cho môi trường giảng dạy và chiến lược tổng quát. Các chương trình đầu tiên cố gắng thiết lập các kỹ năng cốt lõi trong các môi trường cấu trúc cao và sau đó làm việc để khái quát những kỹ năng phức tạp hơn, trong môi trường tự nhiên.

   3. Tiên liệu được và thường xuyên hơn. Do hành vi của trẻ tự kỷ có thể dễ dàng bị phá vỡ bởi những thay đổi trong môi trường và thói quen, các chương trình thông qua các chiến lược để giúp đứa trẻ với quá trình chuyển đổi từ một trong những hoạt động này sang hoạt động khác.

   4. Chức năng tiếp cận với những vấn đề của hành vi . Do trẻ em mắc chứng tự kỷ thường có các vấn đề  về  hành vi , các chương trình đầu tiên cố gắng để ngăn chặn sự phát triển của những hành vi này bằng cấu trúc thiết lập môi trường. Nếu vấn đề hành vi vẫn tồn tại, các chương trình sử dụng một cách tiếp cận hoạt động có liên quan đến các bước sau: 1) ghi lại hành vi; 2) phát triển một giả định về các nhiệm vụ để đáp ứng lại hành vi  cho trẻ; 3) thay đổi môi trường để hỗ trợ hành vi thích hợp cho phép đứa trẻ có thể hoạt động hiệu quả với tình huống đó và 4) giảng dạy các hành vi thích hợp để thay thế hành vi có vấn đề.

   5. Kế hoạch chuyển tiếp từ lớp học mầm non. Các chương trình dạy kỹ năng "sống còn"  giúp trẻ em sẽ cần đến sau này để hoạt động độc lập trong các lớp học mầm non hay trường học (ở các lớp lớn hơn).

   6. Tham gia của gia đình . Chương trình bao gồm cha mẹ như là một thành phần quan trọng vào sự can thiệp đối với trẻ mắc tự kỷ. Sự tham gia của gia đình là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của một chương trình bởi vì cha mẹ là người duy nhất  có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc vào việc tạo ra một kế hoạch can thiệp và có thể cung cấp thêm thì giờ can thiệp. Các bậc cha mẹ tham gia vào can thiệp cũng có thể giúp các em đạt được các kỹ năng tốt hơn cũng như để duy trì và khái quát các kỹ năng, và có thể giúp giảm thiểu mức độ căng thẳng của cha mẹ.

KL: Những điểm cốt yếu trên đây cho thấy, trải qua nhiều năm rút tỉa kinh nghiệm, khái niệm can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển, rối loạn phát triển ( như tự kỷ...) nhìn chung là một vấn đề mang tính chất khoa học chuyên sâu và cá thể hóa.

Khi nêu lên vai trò của phụ huynh trong các phương pháp can thiệp xuất phát từ hiệu quả điều trị, không đồng nghĩa với việc đổ lỗi cho họ thiếu cảm xúc, thiếu gần gũi hay thiếu kinh nghiệm trong việc giáo dục dạy dỗ trẻ như một vài "chuyên gia"của chúng ta(bị ảnh hưỡng bởi tư duy tàn dư của thuyết bà mẹ tủ lạnh)thường hay mắc phải nhầm lẫn. Vì thực sự cho đến nay việc can thiệp sớm cho trẻ là một nhu cầu, nhưng đâu là biện pháp (liệu pháp) điều trị tối ưu vẫn còn là bài toán cần tìm ra nhiều lời giải đáp khác nhau.Nhiều nghiên cứu vẫn đang mổ xẻ vấn đề này.[6]

TrungNguyen sưu khảo dịch & tổng hợp.

Nguồn tham khảo:

(*)Tiến sĩ Norman Doidge, MD, một bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý, nhà nghiên cứu, tác giả, nhà bình luận và là nhà thơ. Ông giảng dạy tại trường Đại học Tâm thần học Toronto, và khoa nghiên cứu tại Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Tâm lý Đại học Columbia, New York. Ông đã sống ở Toronto.http://www.normandoidge.com/normandoidge/ABOUT_THE_AUTHOR.html

[1] Early Intervention Support-What is Early Intervention?
http://www.earlyinterventionsupport.com/
[2] Brain Plasticity--An Overview
http://faculty.washington.edu/chudler/plast.html
[3]Brain Plasticity: How learning changes your brain. By: Dr. Pascale Michelon
http://www.sharpbrains.com/blog/2008/02/26/brain-plasticity-how-learning-changes-your-brain/
[4] Early intervention and Brain plasticity in autism.Dawson G, Zanolli K. Autism Center, University of Washington, Seattle,  http://uploading.com/files/ce4f745c/early%2Bintervention%2Band%2Bbrain%2Bplasticity%2Bin%2Bautism.pdf/
[5] INTERVENTION METHODS FOR YOUNG CHILDREN WITH AUTISM http://www.health.ny.gov/community/infants_children/early_intervention/disorders/autism/ch4_pt1.htm

[6]"If breakthroughs take time, how can research help families today?"February 9, 2012 Posted by Autism Speaks Chief Science Officer Geri Dawson, Ph.D.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét