Autism hay Tự kỷ chỉ là cách để mô tả cho một vấn đề.

4 thg 3, 2012

Nguyên nhân chứng tự kỷ & thuyết "BÀ MẸ TỦ LẠNH".

 
Chúng ta không thể dạy cho con gà bơi được như con vịt. Ngược lại, một con vịt dù khi nở ra, trứng được ấp bởi mẹ gà hoặc mẹ "máy ấp", một con vịt không cần "bà mẹ"nào dạy dỗ nó vẫn biết ăn thứ nó cần, biết sống nơi môi trường cần cho sự sống và điều quan trọng là tự biết bơi khi nhào xuống vũng nước...Nói tóm lại là kỹ năng "tự phục vụ"vẫn có đầy đủ mà không cần phải được dạy dỗ nhiều.


Với bản năng làm mẹ - gà vẫn ấp ủ che chở cho con - vịt trước mọi mối nguy, mặc dù, điều chắc chắn rằng chúng không dễ hiểu lẫn nhau.Nhưng mối dây liên lạc "tình cảm" mẹ gà-con vịt vẫn nảy nở trong giai đoạn đầu đời, để rồi cũng có ngày mẹ gà phải đứng trên bờ (bên lề cuộc sống) của  đàn con vịt tung tăng dưới ao hồ, sông, nước.

Suy luận tương tự, bản năng sinh tồn của một con người là gì ? Vai trò huấn luyện và giáo dục, yếu tố tâm lý đóng vai trò quyết định hay bản năng sinh tồn là gốc rễ.

Vì sao trong tiến trình phát triển của một đứa trẻ gặp những trục trặc, trở ngại , và nhất là khi trên mình một số mầm "bệnh tật" - khó hiểu - thì người ta lại đỗ lỗi lên sự thiếu tình cảm hay thiếu sự dạy dỗ của cha mẹ ?! Vấn đề, không chỉ là ý kiến của một vài cá nhân mà xa hơn, rộng hơn và dài lâu hơn; trong chứng bệnh Tự kỷ có cả một giả thuyết thống trị tư tưởng của xã hội trong một thời kỳ, nó kéo dài cho đến tận ngày nay.

Thuyết "bà mẹ tủ lạnh" ("refrigerator mother" theory) là một trong nhiều thuyết khác cần được biết đến khi nói về các chứng rối loạn phát triển ở  trẻ em. Vd: thuyết về tâm hồn hay nội tâm (Theory of Mind), thuyết tâm thần vận động (Psychomotor theory) , thuyết Brain Plasticity (Não dẽo) nói về tính linh hoạt trong cấu trúc các sợi thần kinh não (không phải để nói não bằng nhựa)...

Có giả thuyết  đáng tin cậy, là nền tảng, làm cơ sở cho những suy nghĩ  hoặc nghiên cứu của chúng ta, cũng có giả thuyết chỉ mang giá trị là giả thuyết không đáng được quan tâm nhiều. Tuy nhiên, thuyết "bà mẹ tủ lạnh" lại là một vấn đề cần phải tìm hiểu vì chính nó đã gây ra bao nhiêu điều đau khổ từ những sai lầm trong nhận thức cho đến tác hại của nó vào đời sống, rãi rác những ảnh hưởng tàn dư tư tưởng của nó vẫn còn tồn tại, xen lẫn vào một số giả thuyết khác.

Mổ xẻ để tìm hiểu nó trong lịch sử để giúp chúng ta rút ra những bài học, tránh xa những sai lầm của nhân loại một thời gian dài trong quá khứ là một trong những việc làm rất cần thiết hiện nay.

"Chúng tôi tin rằng hội chứng - bệnh tự kỷ có thể bắt đầu trước khi sinh. Đó là lý do tại sao nó được coi là một khuyết tật bẩm sinh. Tuy nhiên, các triệu chứng thường là không rõ để đáng chú ý trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Không ai có thể phát hiện các rối loạn này cho đến khi đứa trẻ cho thấy sự chậm trễ hoặc rối loạn phát triển. Theo chúng tôi gọi nó là một rối loạn phát triển" (*) ...

 Bài viết có liên quan:    >>> Tự kỷ và bài học trong lịch sử <<<


Là một bài dài nên được chia làm 2 phần:


Phần 1:  NGUYÊN NHÂN CỦA TỰ KỶ- Theo thuyết "bà mẹ tủ lạnh".

Khái niệm - bà mẹ tủ lạnh- vào thời kỳ những năm 1940 như là cái nhãn gán cho các bà mẹ của trẻ mắc chứng tự kỷ, và cung cấp một mẫu tuyệt vời, là cần thiết cho mục tiêu - nghiên cứu nghiêm túc - đặt lên tất cả các khía cạnh của rối loạn phổ tự kỷ.

Những bà mẹ thường bị đổ lỗi cho các hành vi không bình thường của con em họ, trong đó bao gồm các hành vi mang tính nghi thức cứng nhắc, nói năng khó khăn, và tự cô lập.

Cái nhãn " bà mẹ tủ lạnh" dựa trên giả thuyết- đã bị mất uy tín, dù không phải tất cả/đa số các chuyên gia sức khỏe tâm thần - đó là hành vi tự kỷ xuất phát từ nguyên nhân, do - tình cảm lãnh đạm nơi các bà mẹ của đứa trẻ.

Hậu quả là, nhiều bà mẹ của trẻ tự kỷ bị đổ lỗi, thấy mình có tội, và tự hoài nghi từ những năm 1950 trong suốt những năm 1970 và còn xa hơn nữa; một khi niềm tin của cả ngành y tế - Tự Kỷ, hệ quả từ việc nuôi dạy con cái không đầy đủ được giả định - cho là đúng. Thậm chí hiện nay, vẫn còn có quan điểm được hỗ trợ cho rằng Tự kỷ là một hậu quả của việc nuôi dạy con cái tồi.

Nguồn gốc của lý thuyết " bà mẹ tủ lạnh"

Trong bối cảnh, do không có bất kỳ giải thích nào bằng y sinh học về những gì gây ra tự kỷ, sau khi các biểu hiện triệu chứng  lần đầu tiên được mô tả bởi các nhà khoa học, Bruno Bettelheim, giáo sư trường đại học Chicago và chuyên gia về phát triển trẻ em, và các nhà phân tâm học (psychoanalysts) hàng đầu khác đấu tranh cho quan điểm -  tự kỷ là sản phẩm của các bà mẹ lạnh lùng, xa cách và hắt hủi (who were cold, distant and rejecting), tước đi cơ hội nơi những trẻ sơ sinh để "có mối quan hệ theo đúng cách".

Lý thuyết này được các cơ sở y tế chấp nhận và hầu như phần lớn - không hề bị phê phán từ khoảng giữa những năm 1960, ảnh hưởng của nó vẫn còn nán lại sang đến cả thế kỷ 21. Nhiều bài báo và sách được xuất bản trong thời đại đó đổ lỗi ... Chứng tự kỷ là do người mẹ thiếu cảm xúc.

Trong những năm 1960, hai sự kiện đã giúp thay đổi việc đổ lên đầu cha mẹ. Bác sĩ Jacques May, cha của hai đứa trẻ mắc chứng tự kỷ, thành lập the League for Emotionally Disturbed Children, tài trợ nghiên cứu về tự kỷ, và đã viết tài liệu mà bác bỏ giả thuyết "tủ lạnh". Năm 1964, Bernard Rimland, nhà tâm lý học có một đứa con trai mắc chứng tự kỷ, đã xuất bản một cuốn sách báo hiệu sự xuất hiện lời giải thích tấn công vào những quan niệm sai lầm về nguyên nhân của tự kỷ. Cuốn sách của ông, Trẻ sơ sinh Tự kỷ: Hội chứng và ảnh hưởng của nó theo lý thuyết thần kinh của hành vi ( Infantile Autism: The Syndrome and its Implications for a Neural Theory of Behavior ) đã tấn công trực tiếp vào giả thuyết "bà mẹ tủ lạnh". Cách thức làm cha mẹ không có gì là lý do với các nguyên nhân của chứng bệnh tự kỷ. Rimland mạnh mẽ khẳng định: "Tự kỷ là một rối loạn sinh học, không phải là một chứng bệnh về cảm xúc. Ông từ chối phân tâm học, tâm lý trị liệu và tư vấn chuyên sâu. Những phương pháp tiếp cận này là vô dụng "(Tạp chí Y tế /Health Counselor Magazine, Vol. 3 No. 6; June/July 1994).    

Ngay sau đó, Bettelheim viết The Empty Fortress: Infantile Autism and the Birth of the Self, trong đó ông so sánh Tự kỷ như là một tù nhân trong trại tập trung:

"Sự khác biệt giữa hoàn cảnh khó khăn của tù nhân trong một trại tập trung và các điều kiện dẫn đến tự kỷ và tâm thần phân liệt ở trẻ em, tất nhiên, là trẻ con đã không bao giờ có một cơ hội trước đó để phát triển nhân cách."

Một số cơ sở  làm luận cứ  được công nhận là tốt bởi chính Bettelheim từng được thực tập tại trại tập trung Dachau trong Thế chiến II. Cuốn sách là vô cùng phổ biến và Bettelheim đã trở thành nhân vật hàng đầu của công chúng về tự kỷ cho đến khi ông qua đời, khi điều đã được tiết lộ rằng Bettelheim ăn cắp ý tưởng công việc của người khác và làm sai lệch các thông tin của mình. Ngoài ra, 3 cựu bệnh nhân nội trú được đặt câu hỏi về công việc của ông, đã mô tả ông  ta như một bạo chúa độc ác.

Trong suốt những năm 1960 và 1970 (ở Mỹ), các can thiệp bao gồm  việc lấy đi từ nhà của gia đình, nhiều trẻ em được đặt trong các tổ chức để được chăm sóc suốt ngày đêm.  Phương pháp điều trị bao gồm: * D-Lysergic Acid Diethylamide (LSD)* Liệu pháp co giãn Electroconvulsive therapy  (vẫn còn đang được nghiên cứu như là một điều trị cho chứng tự kỷ)* Phương pháp tiếp cận hành vi sử dụng đến aversives (trừng phạt). Tự kỷ là một tình trạng bị hiểu lầm và những hiểu lầm dẫn đến liệu pháp can thiệp và  điều trị bất hạnh. May mắn thay, những phát triển trong những thập kỷ sau này đã dẫn đến nhiều thay đổi (**) .

Thuật ngữ " bà mẹ tủ lạnh" không do Bettleheim đặt ra. Chỉ xuất hiện chính thức khoảng năm 1950 (**).  Ngay từ năm 1943, Leo Kanner (âm đọc là Conner chứ không đọc là Ka-ne) chú ý đến những gì xuất hiện theo ông như là - thiếu vắng sự ấm áp của cha mẹ - và để gắn vào trong số các bà mẹ của trẻ tự kỷ. Trong một bài báo năm 1949, ông nêu ra Tự kỷ có thể  liên quan đến một "thiếu vắng sự ấm áp chân thật của người mẹ." Nhưng, điều khẳng định của ông không giúp ông chỉ ra rằng anh, chị, em ruột của trẻ tự kỷ cho thấy không có triệu chứng của tình trạng này (**).Trong một cuộc phỏng vấn tạp chí Time năm 1960, Kanner thẳng thừng mô tả những bà mẹ như thế "chỉ thoát khỏi trạng thái băng giá vừa đủ để sinh sản ra một đứa trẻ."

Điều cần nhắc lại cho rõ : "Khi Leo Kanner mô tả nhóm bệnh nhân đầu tiên của mình với nhãn mới lạ của-tự kỷ, hầu hết trong số họ đã có đủ lời nói và kỹ năng tự chăm sóc, những điều mà có thể được cho là có- khả năng cao- theo các nhà nghiên cứu / một thế hệ sau này mắc tự kỷ. Chỉ đến sau này khi chúng ta phát hiện ra một số người mắc khuyết tật nghiêm trọng cũng có đặc tính của chứng bệnh tự kỷ," (*)

Dù Kanner đã là công cụ trong khung lý thuyết "bà mẹ tủ lạnh", được Bettelheim tạo điều kiện để công chúng và các cơ sở y tế chấp nhận rộng rãi trong những năm 1950 và 1960(**). Năm 1969, Kanner giải quyết vấn đề "bà mẹ tủ lạnh " tại cuộc họp thường niên đầu tiên của Hiệp hội Tự kỷ Mỹ ( the Autism Society of America ), nêu rõ:

"Từ các ấn phẩm đầu tiên cho đến cuối cùng, tôi đã nói về tình trạng này(TK) không có thuật ngữ không chắc chắn là" bẩm sinh ". Nhưng do tôi đã mô tả một số đặc điểm của cha mẹ là những con người mà tôi thường trích dẫn sai để nói rằng"đó là tất cả cha mẹ 'mắc lỗi'. "

Đây là việc làm phần nào để thanh minh lịch sử của chính mình. Trong nhiều bài báo của ông, Kanner dứt khoát và rõ ràng đổ lỗi Tự kỷ cho hành vi của cha mẹ bằng nhiều cách ẩn dụ theo những thuật ngữ khác nhau . Năm 1960 Kanner đã viết:  "Trong cả nhóm ( phụ huynh của trẻ tự kỷ), có rất ít người cha và các bà mẹ thực sự có trái tim ấm áp... Thậm chí với một số cuộc hôn nhân hạnh phúc nhất vấn đề khá lạnh nhạt và mang vẻ bề ngoài,"(***). Tuy nhiên việc từ bỏ ý tưởng của một người, chính là người đã tạo ra nó,  được xem như là một đòn quyết định trong mọi trường hợp.

Sau nhiều năm, về một khía cạnh, ông khẳng định giá trị của các bà mẹ thực sự quan trọng hơn các nhà tâm lý học. Ông bày tỏ với suy nghĩ khá tinh tế của mình như sau:

"Không có nơi trú ẩn để tránh bị tấn công từ các quả bom bằng lời nói trút như mưa vào người cha, bà mẹ hiện đại. Mỗi khi cái nhìn hướng về họ gia tăng dựa vào những từ ngữ và cụm từ lạ lùng là xu hướng những gì nhầm lẫn về họ không có hồi kết: Oedipus (http://vi.wikipedia.org/wiki/Oedipus) phức tạp, mặc cảm tự ti, bà mẹ hắt hủi, anh chị em kình địch ...blah-blah, blah-blah. "(***).


Phần 2:  NHỮNG TƯ TƯỞNG KẾ THỪA thuyết "bà mẹ tủ lạnh".
                                                                                 ***


TrungNguyen đọc dịch là bổ sung chi tiết từ bài "REFRIGERATOR MOTHERS -
A DISCREDITED CAUSE OF AUTISM" http://www.autism-help.org/points-refrigerator-mothers.htm
Và tham khảo bổ sung thêm từ các nguồn:
(*)  WHAT IS THE DIFFERENCE BETWEEN AUTISM AND PDD? http://www.bbbautism.com/what_is_the_difference_between_a.htm
(**) HISTORY OF AUTISM  By Ella Rain http://autism.lovetoknow.com/History_of_Autism
- Refrigerator mother theory http://en.wikipedia.org/wiki/Refrigerator_mother_theory
(***)Leo Kanner, Mothers and Autism Bill Long http://www.drbilllong.com/Autism/K.html



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét