Autism hay Tự kỷ chỉ là cách để mô tả cho một vấn đề.

12 thg 3, 2012

Rối nhiễu cảm xúc ở trẻ em ?

Trong một bài trước đây> Dạy trẻ Tự Kỷ-Gieo Hạt giống Tâm hồn ?<chúng tôi đã nêu ra một cảnh báo về sự thiếu sót và nhầm lẫn trong cách cư xử, giáo dục trẻ mắc chứng tự kỷ nhẹ hoặc trẻ bị nhầm lẫn là tự kỷ do có những hành vi không bình thường. Hiện nay trào lưu dùng từ "tự kỷ" khá bừa bãi và lộn xộn dễ làm cho phụ huynh hoang mang lo lắng. Những biểu hiện tâm lý bất thường của trẻ em, thanh thiếu niên nói chung không thời đại nào không có. Quan niệm về thái độ cư xử của trẻ em tuy không hoàn toàn giống nhau trong mọi nền văn hóa, dù vậy đứng ở khía cạnh tâm lý và giáo dục hiện nay có những quan niệm về các triệu chứng bộc lộ nơi trẻ, chúng ta cần khảo sát cẩn thận nhằm tránh hiểu nhầm, hiểu sai và hơn nữa là  tránh hiểu vấn đề thiếu căn cứ khoa học.  

Kết hợp đề tài về RỐI NHIỄU TÂM LÝ, bệnh tâm lý , bài viết sau đây giúp hiểu rõ hơn về những biểu hiện bất thường ở trẻ.



Rối nhiễu cảm xúc ở trẻ em ? (*)

Rối nhiễu cảm xúc (Emotionally disturbed **)là một thuật ngữ chẩn đoán mô tả trong số trẻ em có các vấn đề hành vi hoặc cảm xúc khác  thường so với dân số nói chung,  đó là những hành vi nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng của chúng để thực hiện nhiệm vụ học tập và tương tác xã hội  với những người khác theo một cách chấp nhận được. 

Trẻ em bị rối nhiễu cảm xúc không có khả năng hành xử một cách chấp nhận được theo cách nhất quán trong một môi trường xã hội, như nơi trường học.

Để được xem xét và phân loại cảm xúc bị rối nhiễu , tiêu chuẩn cụ thể phải được đáp ứng theo quy định của pháp luật liên bang (Hoa kỳ) bao gồm:

(1) trẻ em có khó khăn học tập mà không liên kết với một yếu tố khác về sức khỏe, khả năng nhận thức, hoặc các vấn đề cảm giác; (2) trẻ em có khó khăn với các mối quan hệ giữa mình với các bạn cùng lớp và người lớn, (3) đứa trẻ thể hiện các loại hành vi bất thường trong tình huống bình thường (4) trẻ em biểu hiện trầm cảm hay nói chung là kém hạnh phúc (5) đứa trẻ trở nên bị bệnh về thể chất hoặc thể hiện những sợ hãi có liên quan đến trường học.

Việc phân loại rối nhiễu cảm xúc chỉ có thể được thực hiện bởi một nhà tâm lý học có chứng nhận dựa trên dữ liệu thu thập được trải qua một khoảng thời gian.

Việc xác định những rối nhiễu cảm xúc không phải là hậu quả của một chấn thương tạm thời về tâm lý  trong cuộc đời của một đứa trẻ. Phải  xem xét cẩn thận để nêu ra vì có ảnh hưởng trực tiếp mà đứa trẻ phải gánh chịu trong môi trường sống của mình. Ngoài ra hành vi không phù hợp của trẻ em bị rối nhiễu cảm xúc cần được quan sát trong một số bối cảnh bao gồm cả ở gia đình và ở trường học và lập biểu đồ để xác định chu trình, về số lần lặp đi lặp lại. Thường trẻ em bị rối nhiễu cảm xúc cũng có thể biểu hiện một số rối loạn tâm thần khác.

Trẻ em mắc rối nhiễu cảm xúc chiếm khoảng 1% dân số độ tuổi học sinh , và những nguyên nhân của rối loạn cảm xúc không hoàn toàn được biết đến tại thời điểm này.

-Một số chuyên gia ủng hộ các nguyên nhân như sinh học thần kinh. Ảnh hưỡng bởi các khu vực của não bộ phát sinh tính bốc đồng, thời gian cho sự chú ý, và hành vi có thể là hoạt động kém.

-Những người khác tin rằng trẻ em bị rối nhiễu cảm xúc là một sản phẩm do môi trường sống của họ, trong đó bao gồm đói nghèo, sống trong gia đình đơn độc, hoặc là thuộc về nhóm dân tộc thiểu số.

-Nghiên cứu chỉ ra rằng một tỷ lệ mắc phải ở trẻ em trai cao hơn trong phân loại rối nhiễu cảm xúc.

Những đặc điểm:

" Theo định nghĩa của IDEA ( Individuals with Disabilities Education Act), rối nhiễu cảm xúc có thể ảnh hưởng đến cá nhân trong một lĩnh vực vượt ra ngoài phạm vi tình cảm. Tùy thuộc vào các rối loạn tâm thần cụ thể khác có liên quan; thể chất, tính xã hội, hoặc những kỹ năng nhận thức của một người cũng có thể bị ảnh hưởng.

Một số đặc điểm và hành vi nhìn thấy ở trẻ em có rối nhiễu cảm xúc bao gồm:

    * Hiếu động thái quá (sự chú ý chỉ được trong thời gian ngắn , bốc đồng);
    * Có hành vi xâm hại hoặc tự gây thương tích (hay gây sự, đánh nhau);
    * Sống co rút (không tương tác xã hội với những người khác, sợ hãi hay lo âu quá mức);
    * Non nớt (khóc không phù hợp, cơn giận dữ nóng nảy, kỹ năng ứng phó kém);
    * Học tập khó khăn (học tập dưới trung bình).

Trẻ em bị rối nhiễu cảm xúc nghiêm trọng nhất có thể biểu hiện suy nghĩ méo mó, quá nhiều lo lắng, động cơ hành vi kỳ quái, và tâm trạng thay đổi bất thường.

Nhiều trẻ em không mắc rối nhiễu cảm xúc cũng có thể hiển thị một vài trong số những hành vi tương tự tại các thời điểm khác nhau trong quá trình phát triển của họ. Tuy nhiên, khi trẻ em có rối nhiễu cảm xúc, những hành vi này tiếp tục  diễn ra trong thời gian dài. Hành vi của họ báo hiệu rằng họ không ứng phó được đối với môi trường hoặc bạn bè của họ."(***).

Những đứa trẻ này có được những lợi ích nhất từ ​​một chương trình giáo dục cá nhân nhằm vào nhu cầu cụ thể của chúng chứ không phải là theo chương trình giáo dục truyền thống. Đối với trẻ em bị rối nhiễu cảm xúc, can thiệp sớm là rất quan trọng. 


Chú thích:
(**)disturbed (adj.)Theo từ điển http://www.thefreedictionary.com/disturbed
Có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh lý thuộc về tâm thần hoặc cảm xúc (Showing signs or symptoms of mental or emotional illness).
(***)NICHCY Disability Fact Sheet  http://nichcy.org/disability/specific/emotionaldisturbance
 
TrungNguyen đọc dịch và bổ sung để giới thiệu theo: (*) "Understanding children that are emotionally disturbed" http://www.emotionallydisturbed.net/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét