Trẻ em hiếu động có phải là ADHD ? Một đứa trẻ dù hay lăng xăng hiếu động nhưng vẫn có thể ngồi yên tập trung trong những bối cảnh nhất định, bị thu hút hàng giờ vào những gì nó thích thú. Đứa trẻ hay hung hăng phá phá phách, luôn chống đối , nhất định làm theo ý muốn của mình trong mọi hoàn cảnh ! Những gì là ADHD hoặc là một rối loạn tâm lý khác ? Một chẩn đoán đúng là điều mong muốn, tuy nhiên sự sai lầm do thiếu hiểu biết để phân biệt không thể không diễn ra. Bài viết được chia sẻ từ một người có kinh nghiệm, được khen ngợi của cả người làm công việc chuyên môn. Mong mọi người xem và suy ngẫm.
Sự khác biệt giữa Rối loạn Ứng xử và ADHD.
Tác giả Rhonda Carlson (San Diego, California).
Rối loạn ứng xử và ADHD
Có một số điểm tương đồng, tuy nhiên cũng nhiều khác biệt giữa chứng rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD- Attention Deficit Hyperactivity Disorder) và rối loạn ứng xử (Conduct Disorder *). Cả hai đều nằm trên hướng-I (Axis- I) của DSM-IV, khi cả hai thường để chẩn đoán trong giai đoạn trẻ còn ẳm ngửa, thời thơ ấu, hoặc tuổi vị thành niên, và cả hai đều là các rối loạn liên quan đến độ lệch lạc so với phát triển bình thường. Cả hai rối loạn này có khả năng ảnh hưỡng gấp 3-5 lần ở bé trai / bé gái. Mặc dù có tương đồng như vậy, hai rối loạn này khác nhau bao la trong hành vi của họ khi biểu lộ ra và về tiêu chuẩn chẩn đoán.
ADHD được đặc trưng bởi thiếu chú ý, bốc đồng và hiếu động thái quá. Đứa trẻ thường dễ dàng bị phân tâm, hay quên, và vô tổ chức. Họ có thể bồn chồn không ngồi yên một chỗ, nơi chỗ ngồi của mình, hoặc gặp khó khăn ngồi chờ đến lượt mình. Nhiều trường hợp do xuất phát từ rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương, cộng thêm các yếu tố nguy cơ khác đứa trẻ trải qua, càng có nhiều khả năng anh ta là phát triển ADHD. Trẻ em với ADHD là một nguy cơ lớn hơn cho các vấn đề tâm thần và xã hội ở tuổi niên thiếu và khi trưởng thành. Tỷ lệ mắc phải khoảng 8 -10% / trẻ em trai và khoảng 2%/ các cô gái trong độ tuổi đi học.
Rối loạn ứng xử đặc trưng bởi mô hình của hành vi liên tục vi phạm các chuẩn mực xã hội và các quyền cơ bản của người khác. Trẻ em mắc chứng rối loạn này thường thể hiện thể chất hung hăng đối với người hoặc động vật, đánh nhau, phá phách, nói dối, trộm cắp, và coi thường người thực thi pháp luật. Những đứa trẻ này thường thiếu sự đồng cảm và lòng từ bi, và hiếm khi bày tỏ hối hận vì hành vi phá hoại của chúng. Cả hai yếu tố gene và môi trường góp phần dẫn tới rối loạn ứng xử và hành vi phạm tội. Yếu tố gene và môi trường góp phần vào khả năng của một đứa trẻ có rối loạn ứng xử. Một môi trường sống với gia đình không ổn định là đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em bị tổn thương về gene (genetically vulnerable). Khoảng 6 -16% bé trai và 2 - 9% các cô gái có một rối loạn ứng xử.
Mặc dù sự khác biệt như vậy với 2 chứng rối loạn, các giáo viên và các khu vực trường học thường đối phó với những rối loạn này là - giống như nhau. Họ nhìn những đứa trẻ như là kẻ gây ra gián đoạn trong lớp học, và làm mất thì giờ, khó nhọc "bùng lên"vì những đứa trẻ như vậy. Họ có xu hướng gán nhãn vào học sinh của họ mà không cần đến dữ liệu chẩn đoán. Và, thường là nhầm lẫn với rối loạn khác.
Không có gì đáng ngạc nhiên, trẻ em có những rối loạn này thường kết thúc với rối loạn chống đối-không tuân theo kỷ luật cộng thêm vào chẩn đoán rối loạn sẵn có của họ. Điều này được đặc trưng bởi những hành vi thách thức, tranh cãi, và cố ý gây phiền nhiễu. Chúng thường giận dữ, bực bội, đầy thù hận, hay tỏ ra thù hận. Điều này có thể phát triển thành nhân cách chống lại trật tự xã hội sau này khi trưởng thành.
Nhiều bậc cha mẹ gọi đứa con là hiếu động đơn giản chỉ vì thấy chúng có hoạt động rất nhiều, hơn nhiều so với hầu hết những người lớn. Chúng là những trẻ con ... chúng được cho là rất hoạt động-lăng xăng.
Cha mẹ có xu hướng cho rằng chỉ vì con của họ đôi khi thể hiện một số hành vi làm cho chúng y như mắc ADHD. Đối với một đứa trẻ được chẩn đoán mắc ADHD, cần được xem xét sự bộc lộ những hành vi xuyên suốt theo một loạt các tiêu chí, không chỉ ở nhà hay chỉ ở trường.
Một đứa trẻ bất kỳ có thể ngồi dán mắt vào một bộ phim hay một trò chơi video vài giờ liền có lẽ là không thể mắc ADHD.
Có thể rất nhiều yếu tố khác nhau đưa đến các hành vi: như chán nản, không có chỗ để chạy và chơi bên ngoài tại nhà (hoặc không nhận được đủ hoạt động thể chất ở trường)học tập yếu kém, chế độ ăn quá nhiều đường (tinh chế) và các thành phần chất nhân tạo, khủng hoảng trong gia đình, hoặc do các chứng rối loạn tâm thần khác được biết đến.(**)
Khoảng 10-12 năm trước đây, tôi đã làm công việc hướng dẫn ( với trẻ em có thu nhập thấp để vận động đưa chúng đến lớp) trong một khu phố nghèo ven trung tâm thành phố. Chúng tôi có học sinh lớp 6 đến cắm trại sinh hoạt khoa học tại Công viên Sly mỗi năm, (6th grade "science camp" là tiêu chuẩn giáo dục ngoài trời cho hầu hết các trường ở California.) Sly Park có thể chứa một lúc 3-4 trường học. Một trong các trường khác tham dự đến từ một cộng đồng có thu nhập rất cao.
Mỗi trường, chúng tôi có khoảng 75 học sinh. Mỗi buổi sáng tôi có 5 trẻ của chúng tôi cần phát thuốc để uống . "Trường cho trẻ giàu có", học sinh của tôi gọi như vậy, đã có 25 trẻ em xếp hàng chờ đợi phát thuốc của họ mỗi buổi sáng . Vì vậy, câu hỏi đặt ra: cha mẹ giàu có hơn, trẻ được chẩn đoán quá mức và cấp phát thuốc cho trẻ em của họ rất nhiều hơn, hoặc là các trẻ em vì nghèo không được chẩn đoán và được điều trị ít hơn ?
(*)Conduct Disorder: Rối loạn tư cách đạo đức, rối loạn cư xử. Khoảng 20-40% trẻ bị ADHD kết hợp rối loạn ứng xử, một hình thức nặng của hành vi chống đối xã hội. (theo USA- NATIONAL INSTITUTE OF MENTAL HEALTH Viện sức khoẻ tâm thần Hoa kỳ.)
Lời khen ngợi qua ý kiến bình luận (comment).
Dr. Nitish Chanda, MD, DCH, FRCP (Luân Đôn), một chuyên gia tư vấn bác sĩ nhi khoa cao cấp ở Ấn Độ chúc mừng Rhonda Carlson với việc thổi hồn vào cuộc sống với bài viết hấp dẫn và tuyệt vời về một đề tài khó khăn nhất với ADHD, điều mà mô tả nhiều bệnh tâm thần ở trẻ em, đặc biệt là rối loạn ứng xử và khuyết tật học tập; đây thường là một thách thức đầy khó khăn cho các bác sĩ để phân biệt, chẩn đoán và quản lý.
Mọi người đều có thể liên quan đến đề tài này, thông qua công việc thực hành và đọc để thêm hiểu biết. Đây là quan điểm, những chỉ dẫn, điều hữu ích được viết bằng cách đơn giản nhất và hỗ trợ mạnh mẽ cho độc giả thông thường. Một lối đề cập độc đáo tuy cổ điển, không chỉ là món ăn tinh thần phong phú giúp cho những suy nghĩ của cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc và những người xung quanh mà còn đang để lại một hương vị tuyệt vời cho sự "thèm thuồng" nơi tinh thần của họ.
Cá nhân tôi ngưỡng mộ, chúc mừng và ngưỡng mộ bạn cho phần kết luận đã đưa ra, Dr. Nitish Chanda
TrungNguyen đọc dịch và giới thiệu theo : "The Difference Between Conduct Disorder and ADHD" By Rhonda Carlson From San Diego, California. http://rhondacarlson.hubpages.com/hub/The-difference-Between-Conduct-Disorder-and-ADHD
Tham khảo Video clip
Vui vẻ để tập trung cho ADHD - Trò chơi giúp các em thực hành tính tập trung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét