Autism hay Tự kỷ chỉ là cách để mô tả cho một vấn đề.

2 thg 4, 2012

Rối Loạn Phát triển (Developmental disorder) là gì ?

AUTISM hay Tự kỷ được cho là chứng RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN .Tuy nhiên, các chứng rối loạn phát triển nói chung phát sinh trong cuộc sống của thanh thiếu niên bao hàm nhiều khái niệm khác nhau. Do đó không thể đánh đồng để quy vào một vài thứ và gán mác (ví dụ như: ADHD, tự kỷ...) cho trẻ một cách vô căn cứ. 


Theo Wikipedia - Rối loạn phát triển (*) xảy ra ở một số giai đoạn trong sự phát triển của một đứa trẻ, thường là  làm chậm (trì hoãn) sự phát triển. Đây có thể bao gồm rối loạn về tâm lý hoặc về thể chất. Rối loạn này là suy yếu trong sự phát triển bình thường / các kỹ năng về  vận động hoặc về  nhận thức phát sinh trước tuổi 22, mà nhiều thứ ​​sẽ tiếp tục  diễn ra vô thời hạn. Rối loạn phát triển thường không có cách để chữa được căn bệnh ( have no cure. ). [1]


Có thể được nhóm lại thành  rối loạn phát triển cụ thể (specific developmental disorder)và các rối loạn phát triển lan tỏa (pervasive developmental disorders - PDD).

Đôi khi nó được đánh đồng với người mắc khuyết tật về phát triển (developmental disability).[2]

Rối loạn phát triển, rối loạn tâm lý đặc biệt, thường xuất hiện trong những năm tuổi vị thành niên [3] Đối với các rối loạn lo âu (anxiety disorders), độ tuổi trung bình bộc lộ ra rối loạn lo âu là 11 năm. [3] Trầm cảm (Depression) có độ tuổi trung bình là 30, tuy nhiên những dấu hiệu ban đầu đã thấy xuất hiện ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái [3]. Điều này dẫn đến một phát hiện  trầm cảm ở phụ nữ khi họ thành niên. Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) cũng thường chẩn đoán trong  cuối thời kỳ thiếu niên, bắt đầu tuổi trưởng thành. [3] Một số rối loạn đó, đã được chẩn đoán ở trẻ em, có xu hướng giảm mức độ nghiêm trọng khi bước vào tuổi trưởng thành,  ví dụ rối loạn như hội chứng Tourette .[3] Chỉ có khoảng 10% trẻ em mắc động kinh tiếp tục có những cơn co giật khi chúng trưởng thành. [3] Chậm phát triển tâm thần(Mental retardation) thường được chẩn đoán trước 18 tuổi, khi các cá nhân được kiểm tra về  trí thông minh của họ là ở dưới mức trung bình so với trong cùng nhóm tuổi của họ [4] Khuyết tật học tập (Learning disabilities) được chẩn đoán khi các em còn nhỏ và chỉ mới bắt đầu tuổi đi học. Hầu hết các khuyết tật học tập được phát hiện dưới 9 tuổi [5].

Trẻ em bị rối loạn giao tiếp (communication disorders) là hoàn toàn không thể nói chuyện, hoặc có thể có một vốn từ vựng hạn chế theo tuổi tác của chúng [6] Một số trẻ em bị rối loạn giao tiếp mắc phải- khó hiểu biết đơn giản - hoặc không thể gọi tên các đối tượng(vật thể). [6] Đa số trẻ em bị rối loạn giao tiếp có thể nói được vào thời điểm khi chúng  được đến trường, tuy nhiên, tiếp tục có vấn đề giao tiếp [6] trẻ em tuổi đi học thường có vấn đề hiểu biết và xây dựng nên câu từ. [6] Thanh thiếu niên có thể gặp khó khăn nhiều hơn với sự hiểu biết hoặc thể hiện các ý nghỉ trừu tượng. [6] Rối loạn ứng xử (Conduct disorder) thường được chẩn đoán trong độ tuổi từ 10 và 14 [7] Lặp đi lặp lại việc sử dụng rượu và sử dụng ma túy(chất gây nghiện)  bất hợp pháp là nguy cơ rất cao ( lá cờ đỏ ) cho rối loạn hành vi ứng xử [7] Rối loạn thách thức chống đối (Oppositional Defiant Disorder- ODD), trước khi tuổi dậy thì, là phổ biến hơn ở các bé trai; tuy nhiên, sau tuổi dậy thì, nó cũng thường xảy ra không kém ở các bé trai và bé gái [8] Gần một nửa trẻ em mắc rối loạn tăng động kém chú ý (attention-deficit/hyperactivity  -ADHD) có mắc rối loạn thách thức chống đối (ODD). [8]

Nguyên nhân gì gây ra Rối loạn phát triển ?

Các nghiên cứu khoa học về những nguyên nhân của rối loạn phát triển có liên quan đến nhiều giả thuyết khác nhau. Một số khác biệt lớn giữa các lý thuyết liên quan đến việc - có hay không có- yếu tố môi trường làm gián đoạn sự phát triển bình thường, hoặc nếu như có bất thường được  biết trước [9] Mọi phát triển bình thường là do sự kết hợp các  yếu tố từ cả hai, môi trường và di truyền; những gì làm biến đổi được cho là do những gì  góp phần từ mỗi yếu tố để thúc đẩy trong sự phát triển bình thường, do đó làm ảnh hưởng đến gây ra theo cách bất thường [10].

Một giả thuyết hỗ trợ, cho rằng  các nguyên nhân gây rối loạn phát triển do môi trường là một trong những gì liên quan đến căng thẳng (stress) trong thời thơ ấu. Nhà nghiên cứu và bác sĩ tâm thần trẻ em Bruce D. Perry, MD, Ph.D, giả định rằng, rối loạn phát triển có thể được gây ra bởi  những tổn thương tâm lý (traumatization) trong thời thơ ấu. [11] Trong tác phẩm của ông, ông so sánh các chứng rối loạn phát triển ở trẻ em bị tổn thương tâm lý/ với người lớn mắc chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý, liên kết môi trường khắc nghiệt căng thẳng là nguyên nhân của những khó khăn phát triển [11]. Giả thuyết căng thẳng (stress) khác cho thấy rằng ngay cả áp lực nhỏ có thể tích lũy trong cảm xúc, rối loạn hành vi, hoặc xã hội ở trẻ em. [12]

Các loại rối loạn phát triển:

    * Tâm thần chậm phát triển(Mental retardation)
    * Khuyết tật học tập(Learning disabilities)
    * Rối loạn giao tiếp(Communication disorders)
    * Tự Kỷ(Autism)
    * Rối loạn tăng động thiếu chú ý (Attention-deficit hyperactivity disorder)
    *
Dyspraxia- rối loạn phát triển  lời nói (Developmental Dyspraxia)
    * Rối loạn cư xử(Conduct disorder)


Chú thích:

(*) Theo tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) Developmental disorder
Classification and external resources    ICD-10 

Rối loạn phát triển tâm lý (F80-F89 )

  • (F80.) Rối loạn đặc hiệu về phát triển lời nói và ngôn ngữ
  • (F81.) Rối loạn đặc hiệu về phát triển các kỹ nǎng học tập
  • (F82.) Rối loạn phát triển đặc hiệu chức nǎng vận động
  • (F83.) Rối loạn phát triển đặc hiệu hỗn hợp
  • (F84.) Rối loạn phát triển lan tỏa
  • (F88.) Rối loạn phát triển tâm lý khác
  • (F89.) Rối loạn phát triển tâm lý không xác định

(**)Dysphasia là một rối loạn ngôn ngữ, trong đó có sự suy yếu (nhưng không mất)  lời nói và hiểu ngôn ngữ nói.


Trungnguyen dịch & giới thiệu theo Developmental disorder
From Wikipedia, the free encyclopedia
http://en.wikipedia.org/wiki/Developmental_disorder 


References

   1. ^ Segen Joseph, C. (2006). Concise Dictionary of Modern Medicine (Illustrated ed.). McGraw-Hill.
   2. ^ "developmental disorder" at Dorland's Medical Dictionary
   3. ^ a b c d e f Spear, L. P. (2010). The behavioral neuroscience of adolescence. New York: W. W. Norton.
   4. ^ Shapiro BK, Batshaw ML. Mental retardation (intellectual disability). In: Kliegman RM, Behrman RE, Jenson HB, Stanton BF, eds. Nelson Textbook of Pediatrics . 18th ed. Philadelphia, Pa: Saunders Elsevier;2007:chap 38.
   5. ^ National Joint Committee on Learning Disabilities. (1982). Learning disabilities: Issues on definition. Asha, 24 (11), 945-947.
   6. ^ a b c d e Communication Disorders. (n.d.). Children's Hospital of Wisconsin in Milwaukee, WI, Retrieved December 6, 2011, from http://www.chw.org/display/PPF/DocID/
   7. ^ a b Searight, R. (2001). Conduct Disorder: Diagnosis and Treatment in Primary Care. American Family Physician, April 15, 1579-1589.
   8. ^ a b Lubit, R. (n.d.). Oppositional Defiant Disorder. Medscape Reference . Retrieved November 9, 2011, from http://emedicine.medscape.com/article/918095-overview The disorder usually manifests by age 8 years.
   9. ^ Karmiloff, Annette. "Development itself is key to understanding developmental disorders". Page 1. Published October 1, 1998. Retrieved on November 26, 2011 from: http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1364661398012303.
  10. ^ Karmiloff, Annette. "Development itself is key to understanding developmental disorders". Page 1. Published October 1, 1998. Retrieved on November 26, 2011 from: http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1364661398012303
  11. ^ a b Perry, Bruce D. and Szalavitz, Maia. "The Boy Who Was Raised As A Dog", Basic Books, 2006, p.2. ISBN 9780465056538
  12. ^ Payne, Kim John. “Simplicity Parenting: Using the Extraordinary Power of Less to Raise Calmer, Happier, and More Secure Kids”, Ballantine Books, 2010, p. 9.ISBN 9780345507983

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét