Autism hay Tự kỷ chỉ là cách để mô tả cho một vấn đề.

1 thg 12, 2011

Rối loạn cảm giác nơi trẻ tự kỷ ?

Mặc dù chứng tự kỷ lần đầu tiên được mô tả năm 1940, thực sự mãi đến năm 1990 rối loạn này ít được biết. Thậm chí ngày nay, có rất nhiều các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe không biết về chứng tự kỷ (*). Thẳng thắn nhìn nhận, ở nước ta cũng không thể là ngoại lệ.

Một số người còn cho rằng "trẻ mắc tự kỷ do lười vận động" hoặc một đứa trẻ được kết luận là "TĂNG ĐỘNG" hay có biểu hiện cho là_ tăng động với lý do được giải thích là "THỪA NĂNG LƯỢNG",cần phải tìm cách cho nó "chơi - tâm vận động" để tiêu xả đi bớt năng lượng, hoặc  "TVĐ"để điều hòa cảm giác!  Điều này đúng hay sai ?

Phải chăng, vấn đề chỉ là do suy diễn theo cảm tính, hiểu biết không có căn cứ khoa học và thiếu nghiên cứu thực tiễn của không ít "chiên gia" "chữa bệnh" cho trẻ mắc chứng tự kỷ ở nước ta?!  Họ gộp chung mọi trẻ vào một nhóm với gói giải pháp HOẠT ĐỘNG mà không cần phân biệt triệu chứng ở từng đối tượng có các rối loạn về cảm xúc và  biểu hiện hành vi  khác nhau .

SPD : rối loạn xử lý cảm giác (Sensory processing disorder ) ?

Ý nghĩa đầy đủ của cụm từ là_ Rối loạn Xử lý thông tin về Cảm giác  hoặc SPD là một rối loạn thần kinh gây khó khăn trong quá trình, xử lý và đáp ứng lại thông tin cảm giác  từ môi trường bên ngoài và  bên trong chính cơ thể  gồm: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, tiền đình và proprioception _[(**)proprioception được định nghĩa là 'cảm giác vị trí cơ thể "- khả năng để định vị cơ thể của chúng ta ở đâu / mọi lúc]  .

Chú thích thuật ngữ Anh-Việt:  sensors (n): các giác quan: bộ phận của cơ thể ghi nhận thông tin cảm giác ; sensory (adj)  : thuộc về giác quan (tt) # ghi nhận những gì từ giác quan đưa vào ; processing (n): sự xử lý thông tin.

Đối với những người có SPD, thông tin về cảm giác có thể cảm nhận được  và cảm nhận theo một cách khác so với hầu hết mọi người khác.

Không giống như mù hoặc điếc, người với SPD các thông tin cảm giác từ giác quan của họ có thể được tiếp nhận , sự khác biệt là khi thông tin  thu nhận vào, biên dịch- giải thích và xử lý bị "sai" lệch đi do não bộ.


Kết quả có thể có những cách đáp ứng lại hoặc hành vi không bình thường , khó tìm ra mọi đồ vật. Những khó khăn thường có thể bộc lộ như: khó lập kế hoạch và tổ chức, các vấn đề hoạt động của cuộc sống hàng ngày (hoạt động tự chăm sóc, làm việc và giải trí), và một số người  với mức độ rất nhạy cảm, cảm  giác đầu vào có thể dẫn đến làm xa lánh những hoạt động có tính chất  kích động, căng thẳng, làm sợ hãi hoặc gây nhầm lẫn. [1]

Rối loạn phổ tự kỷ và những khó khăn để xử lý thông tin về cảm giác.

Rối loạn xử lý thông tin về cảm giác (SPD-Sensory processing disorder) là một triệu chứng phổ biến ở người mắc chứng tự kỷ, [7]. Phản ứng lại với cảm giác bị kích thích là tình trạng phổ biến hơn và nổi bật ở trẻ em mắc chứng tự kỷ và người lớn, dù vậy không có bằng chứng nào rõ rệt để phân biệt triệu chứng về cảm giác ở người tự kỷ để so sánh với các chứng rối loạn phát triển khác. [8] Sự khác biệt lớn là dưới- ngưỡng cân bằng/under-responsivity (ví dụ, bước đi đụng vào mọi vật) so với quá nhạy over-responsivity (ví dụ, không chịu được những tiếng ồn lớn) hoặc cố gắng đạt đến mức cân bằng (ví dụ, chuyển động theo nhịp điệu). [9] Các phản ứng có thể là phổ biến hơn với trẻ em: hai nghiên cứu cho thấy trẻ tự kỷ đã bị suy kém cảm nhận từ xúc giác, trong khi người lớn - tự kỷ lại không mắc phải [10]

Một số người cho rằng rối loạn về cảm giác có thể được chẩn đoán nhầm là ADHD (rối loạn tăng động, thiếu chú ý) hoặc có thể cả hai cùng tồn tại;  giống như vấn đề cảm xúc-gây hấn và lời nói-liên quan đến các rối loạn như mất ngôn ngữ. Những tranh luận cho rằng hệ xử lý thông tin về cảm giác là nền tảng, giống như rễ của cây, và đưa đến vô số các vấn đề về hành vi và các triệu chứng :  tăng động và chậm nói.

Ví dụ, một đứa trẻ với một hệ thống tiền đình dưới mức đáp ứng (under responsive system), có thể cần nhập thêm thông tin vào "giác quan chuyển động (motion sensor)" của nó để đạt đến trạng thái tỉnh táo yên tĩnh; để bù đắp thêm vào, đứa trẻ có thể luôn động đậy hoặc chạy loanh quanh, thể hiện ra bề ngoài như là hiếu động , trong khi thực tế, nó bị một chứng rối loạn liên quan đến cảm giác.

Các nhà nghiên cứu đã mô tả một  Rối loạn cảm giác quá kích thích (overstimulation) do di truyền có thể chữa được, đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán cho cả  ADD-(rối loạn thiếu chú ý) và SPD. [11]

 Cập nhật ngày 10/4/2012


 
Ghi chú:
(*)Autism Overview: What We Know The National Institute of Child Health and Human Development (NICHD), Hoa Ký
(**) In medical schools and textbooks, proprioception is defined as 'body position sense' - the ability to know where our body is at all times.Proprioception - Our Body Position Sense by Simon King(more info)http://www.positivehealth.com/article/chiropractic/proprioception-our-body-position-sense





 
TrungNguyen theo Sensory processing disorder (From Wikipedia, the free encyclopedia)http://en.wikipedia.org/wiki/Sensory_processing_disorder#Autistic_spectrum_disorders_and_difficulties_of_sensory_processing
 
1^ "Sensory Processing Disorder Explained". SPD Foundation. http://www.spdfoundation.net/about-sensory-processing-disorder.html.
7^ Natalie Russo et al. Multisensory processing in children with autism: high-density electrical mapping of auditory-somatosensory integration. Autism Research, August 17, 2010
8 ^ Rogers SJ, Ozonoff S (2005). "Annotation: what do we know about sensory dysfunction in autism? A critical review of the empirical evidence". J Child Psychol Psychiatry 46 (12): 1255–68. doi:10.1111/j.1469-7610.2005.01431.x. PMID 16313426.
9 ^ Ben-Sasson A, Hen L, Fluss R, Cermak SA, Engel-Yeger B, Gal E (2008). "A meta-analysis of sensory modulation symptoms in individuals with autism spectrum disorders". J Autism Dev Disord 39 (1): 1–11. doi:10.1007/s10803-008-0593-3. PMID 18512135.
10^ Williams DL, Goldstein G, Minshew NJ (2006). "Neuropsychologic functioning in children with autism: further evidence for disordered complex information-processing". Child Neuropsychol 12 (4–5): 279–98. doi:10.1080/09297040600681190. PMC 1803025. PMID 16911973. http://www.pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcgi?tool=pmcentrez&artid=1803025.
11 ^ Segal MM, Rogers GF, Needleman HL, Chapman CA (2007). "Hypokalemic sensory overstimulation". J Child Neurol 22 (12): 1408–10. doi:10.1177/0883073807307095. PMID 18174562.



2 nhận xét:

  1. Tôi vô cùng cảm ơn chủ nhân blog vì bản dịch này. Cảm phiền xin cho tôi hỏi thêm một chút: Anh (chị) có biết: nếu muốn chẩn đoán xem con mình có phải bị Rối loạn cảm giác quá kích thích (overstimulation)hay không, tôi nên đến đâu để khám? Hiện nay tôi đang ở Hà Nội, Việt Nam.

    Tôi hỏi câu này là bởi vì từ kinh nghiệm của cá nhân tôi, tôi mất lòng tin hoàn toàn vào rất nhiều trung tâm về trẻ tự kỉ ở Việt Nam, thậm chí là cả khoa Tâm bệnh của Bệnh viện Nhi cũng thế. Tất cả đều không có một lời giải thích: chỉ có một kết luận: bị tự kỷ rồi, cho đến trung tâm học đi.

    Một lần nữa xin được cảm ơn Anh (chị).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu hỏi của bạn thực sự không dễ tìm ra câu trả lời vì chính chúng tôi cũng nhận xét trong vấn đề này giống như những gì bạn nêu ra.

      Đây cũng chính là một trong những động lực buộc chúng tôi phải làm việc, để phân tích nhiều khía cạnh, nhằm cung cấp càng nhiều thông tin đáng tin cậy cho phụ huynh càng tốt.

      Kiến thức giúp cho cha mẹ hiểu được vấn đề và có những giải pháp trong cuộc sống giúp cho trẻ cải thiện tốt hơn. Vì hiện nay những gì chúng ta mong muốn dùng thuốc để chữa cho những rối loạn này là hoàn toàn không có. Chỉ có những liệu pháp hỗ trợ bao gồm vừa phải chấp nhận mức độ nào đó những điểm khác thường nơi trẻ. Mặt khác luyện tập dần dần cho trẻ những trải nghiệm trong cuộc sống ha2ng ngày của trẻ trong phạm vi có thể.

      Có những nơi không thể nuôi dạy được trẻ tự kỷ như mong muốn có lý do là vì kiến thức chuyên sâu về nhiều mặt của họ rất là hạn hẹp, có những kiến thức cơ bản còn bị méo mó,sai lệch... Chúng ta làm sao trách cứ họ được. Bản thân tôi khi tham gia công việc này phải học hỏi nhiều, mình chân thành góp ý với họ, ấy vậy mà họ còn không tiếp thu ! Ý kiến riêng lẻ của phụ huynh chắc gì làm lay chuyển được họ ?

      Chúng tôi ghi nhận ý kiến của bạn để nhờ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm góp ý. Trong những bài sau chúng tôi sẽ đi vào những giải pháp cụ thể giúp cho bạn và những phụ huynh.

      Xóa