Theo Medical News Today, 05.4.2011.Có ba bài báo trong tháng 3/2011 đánh giá về Nhi khoa (xuất bản trực tuyến ngày 04 Tháng 4) kiểm tra các bằng chứng khoa học đằng sau các Phương pháp can thiệp: y tế, hành vi và phát triển cho chứng tự kỷ (ASD). Được tài trợ bởi AHRQ-the Agency for Healthcare Research and Quality (Cơ quan Nghiên cứu và Chất lượng Y tế của Hoa Kỳ), nghiên cứu nhằm kiểm tra các nghiên cứu được xuất bản từ năm 2000 đến tháng 5/2010 về Tự kỷ (ASD), những can thiệp cho trẻ em lứa tuổi 12 và nhỏ hơn.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy chứng cứ vững chắc cho một vài phương pháp điều trị, nhưng cũng cần phải nghiên cứu thêm để xác định các cách tiếp cận cụ thể có hiệu quả nhất cho từng trẻ em riêng biệt.
Trong bài (*1) "Một đánh giá hệ thống điều trị y tế cho trẻ em Rối loạn Tự kỷ" nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng rõ rệt có chút ít lợi ích với hầu hết các thuốc dùng để điều trị ASDs. Dược phẩm được chỉ định điều trị hành vi phá phách, đã có những bằng chứng rõ ràng để giúp cho họ sử dụng được.
Các thuốc chống loạn thần risperidone và aripiprazole từng có ít nhất hai thử nghiệm ngẫu nhiên cho thấy các cải thiện trong hành vi phá phách, hiếu động thái quá và hành vi lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, cả hai loại thuốc cũng gây ra tác dụng phụ đáng kể, bao gồm tăng cân và giảm đau, sử dụng thuốc giới hạn cho bệnh nhân suy kém trầm trọng.
Không đủ chứng cứ có giá trị để đánh giá những lợi ích tiềm năng và tác dụng phụ của các thứ thuốc khác dùng để điều trị chứng tự kỷ, bao gồm các chất ức chế tái hấp thu serotonin, và thuốc kích thích.
Trong một bài báo phát đi cùng ngày (*2), "Một đánh giá hệ thống của Secretin cho trẻ Tự kỷ " nhà nghiên cứu kiểm tra bằng chứng điều trị cho trẻ tự kỷ với secretin, một polypeptide tiêu hóa được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Tác giả nghiên cứu tìm thấy bằng chứng rõ rệt - secretin không hiệu quả cho trẻ mắc chứng tự kỷ, và nói rằng các nghiên cứu nhiều hơn nữa không được bảo đãm.
Nghiên cứu(*3) "Một đánh giá có hệ thống về can thiệp sớm chuyên sâu cho Rối loạn Tự kỷ/Phổ " xem xét 34 nghiên cứu chuyên sâu về can thiệp sớm hành vi và phát triển cho trẻ nhỏ với ASDs.
Kết quả thu lượm được cho thấy trong các nghiên cứu, với các phương pháp can thiệp tập trung nhấn mạnh vào hành vi cụ thể (ví dụ như cách tiếp cận UCLA / Lovaas) và nguyên lý phát triển (ví dụ, Bắt đầu sớm theo Denver- the Early Start Denver Model).
Cách can thiệp có kết quả: cải thiện được nhận thức, kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng thích nghi hành vi ở một số trẻ nhỏ với ASDs. Tuy nhiên, vài công trình được nghiên cứu đánh giá có chất lượng tốt và bằng chứng hiện tại chưa đủ cung cấp chứng cứ vững chắc để ủng hộ bất kỳ phương pháp can thiệp sớm đơn lẻ nào.
Các tác giả nghiên cứu kết luận, các tiếp cận can thiệp sớm có tiềm năng đáng kể nhưng cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm để xác định rõ; can thiệp theo các phương pháp này dường như chỉ có lợi ích thích hợp cho từng trẻ em cụ thể.
Nguồn:Viện Nhi Khoa Mỹ (American Academy of Pediatrics)
(*1) "A Systematic Review of Medical Treatments for Children with Autism Spectrum Disorders" http://pediatrics.aappublications.org/cgi/content/abstract/peds.2011-0427v1
(*2) "A Systematic Review of Secretin for Children With Autism Spectrum Disorders" http://pediatrics.aappublications.org/cgi/content/abstract/peds.2011-0428v1
(*3)"A Systematic Review of Early Intensive Intervention for Autism Spectrum Disorders" http://pediatrics.aappublications.org/cgi/content/abstract/peds.2011-0426v1
(*1) "A Systematic Review of Medical Treatments for Children with Autism Spectrum Disorders" http://pediatrics.aappublications.org/cgi/content/abstract/peds.2011-0427v1
(*2) "A Systematic Review of Secretin for Children With Autism Spectrum Disorders" http://pediatrics.aappublications.org/cgi/content/abstract/peds.2011-0428v1
(*3)"A Systematic Review of Early Intensive Intervention for Autism Spectrum Disorders" http://pediatrics.aappublications.org/cgi/content/abstract/peds.2011-0426v1
TrungNguyen&Ngọc Uyên đọc,dịch và giới thiệu từ: "Evidence Review Of Interventions For Autism", http://www.medicalnewstoday.com/articles/221291.php
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét