Can thiệp sớm là một cụm từ thường được dùng một cách không rõ ý nghĩa, câu hỏi can thiệp sớm là gì , can thiệp sớm để làm gì, vì sao phải là can thiệp sớm ...(?) Người ta nói nhiều về những liệu pháp để can thiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhấn mạnh được điểm mấu chốt và mục tiêu cụ thể can thiệp sớm cho từng cá nhân trẻ tự kỷ ?!
Bài viết sau đây là sự chia sẻ một góc nhìn khá sâu sắc vào vấn đề, tôi cho rằng đây là điều rất nhiều phụ huynh cần biết.
Can thiệp sớm và tính-dẻo của não ở trẻ tự kỷ.
Tự kỷ là khiếm khuyết có liên quan đến não bộ, các dấu hiệu bộc lộ rất sớm trong cuộc sống. Một vấn đề giúp cho sự phát triển của trẻ là quy trình nhận biết khuôn mặt.
Theo phát hiện của Dawson (*) và các đồng nghiệp, một đứa con 3 tuổi mắc chứng tự kỷ không cho thấy tiềm năng liên kết giữa các sự kiện (ERPs- event-related potentials) nhằm phân biệt được những hình ảnh người mẹ của chúng so với khuôn mặt người xa lạ.
ERP- hoạt động để phân biệt giữa gương mặt quen thuộc và không quen thuộc bình thường xuất hiện sau 6 tháng tuổi. Điều đó cho thấy dấu hiệu sớm của rối loạn chức năng não bộ ở trẻ tự kỷ.
N170 : vùng màu xanh. |
McPartland và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng thành phần cụ thể ERP ('N170') là yếu tố không điển hình ở những người lớn tuổi mắc chứng tự kỷ. N170 có đặc trưng rộng hơn khi - đối mặt so với khi không phải đối mặt, và nổi trội trên bán cầu não phải. Cá nhân bị tự kỷ, vùng N170 mở rộng hơn cho tri thức hơn là cho nhận diện và phân phối song phương.
Yếu tố sinh học và kinh nghiệm đóng góp vào sự phát triển hệ thống xử lý để nhận diện. Các trẻ sơ sinh có khả năng nhận biết những gương mặt. Tố chất sớm biết nhận ra khuôn mặt được cho là nhờ vào hệ thống dưới vỏ não, thay bằng một hệ thống vỏ não dựa vào - trải nghiệm.
Hệ thần kinh chuyên biệt phát triển để nhận biết khuôn mặt có thể phụ thuộc vào trải nghiệm(tiếp xúc) với các khuôn mặt trong thời kỳ biểu lộ cảm xúc đầu đời. Do trẻ tự kỷ không nhìn vào mặt, có thể chúng không có được những kỹ năng cần thiết giúp cho hệ thống xử lý nhận biết khuôn mặt được phát triển bình thường.
Can thiệp sớm nhằm nâng cao - sự chú ý mang tính xã hội - làm tác động đến những thay đổi hoạt động của não, như được mô tả trong ERPs để kích thích chức năng nhận diện khuôn mặt, với những trẻ em này cải thiện mạnh mẽ tính xã hội cho thấy rõ hoạt động của não trở nên bình thường hơn.
TrungNguyen đọc dịch & tổng hợp , theo trích dẫn Novartis Foundation symposium 2003;251():266-74; discussion 274-80, 281-97. "Early intervention and brain plasticity in autism".Geraldine Dawson; Kathleen Zanolli 2003:
(*) Geraldine Dawson, Ph D, became Autism Speaks' first chief science officer in January of 2008.
(*) Geraldine Dawson, Ph D, became Autism Speaks' first chief science officer in January of 2008.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét