Nghiên cứu bởi Trelex.
Tâm thần-Vận động (viết tắt: Tâm-Vận động) là gì ?
Tâm thần-Vận động (viết tắt: Tâm-Vận động) là gì ?
Về từ:
- Được phiên dịch từ Psycho-motor, trong tiếng Anh, là một tính từ (adj.)/mang tính chất có ý nghĩa thuộc về tâm lý (psychology).
- Khi dùng trong tiếng Việt, (*) tâm-vận động đứng riêng rẽ trong một câu là chưa đủ nghĩa, thậm chí làm sai luôn nghĩa của nó.
- Psychomotor có nguồn gốc từ nước Đức, một trong những người sáng lập khoa thần kinh học (neuropsychiatry), Wilhelm Griesinger lần đầu tiên dùng thuật ngữ vào năm 1844 [*1], và tồn tại một cách độc lập trong các quốc gia thuộc văn hóa Anglo-saxson . Tuy nhiên, về sau này nhiều người dùng từ Psychomotor có những khác biệt và từ ngữ khác cũng phát triển trên lý thuyết Psychomotor theo nhiều cách gọi tên khác nhau.
Về nghĩa :
Thuyết Tâm- Vận động (Psychomotor theory) là một LÝ THUYẾT về TÂM TRÍ của con người (theory of human mind), để nói về mối quan hệ TÂM THẦN (Mind) và THỂ XÁC (Body) của chúng ta; một lý thuyết được hình thành để giải thích các khớp nối trong sức khỏe và bệnh tật.
Ngược dòng thời gian, trở lại quá khứ, ta thấy thuyết TÂM VẬN ĐỘNG(TVĐ) là sự phát triển mới mẽ hơn thuyết nhị nguyên của Descartes.
René Descartes (1596-1650), người Pháp, một nhà toán học, triết học, và sinh lý học là người đầu tiên đã nghiên cứu có hệ thống liên quan đến mối quan hệ tâm trí/cơ thể. Ông là tác giả của bài luận đầu tiên của thế giới về tâm lý học sinh lý, "De Homine".
Cho đến thời Descartes, không có sự chia tách siêu hình giữa tâm trí và cơ thể, ý tưởng theo lý thuyết của ông về nhị nguyên(duality) tâm/não và tâm trí/não tương tác (interactionism)đã được nêu trong cuốn sách của mình.
Ông lập luận rằng linh hồn có lý trí phân biệt với cơ thể, nhưng được kết nối ở tuyến tùng; cơ thể ảnh hưởng đến tâm trí, tâm ảnh hưởng đến cơ thể, điều gì xảy ra cho tinh thần có thể gây ra sự kiện của cơ thể và ngược lại. Điều này được gọi là "interactionism" hoặc "nhị nguyên Descartes," có nghĩa là, các lý thuyết nhị nguyên-tương tác (interactionist) về tâm trí.
Descartes tin rằng tuyến tùng là nơi duy nhất tiếp xúc của tâm, là trung tâm của linh hồn. Ông nổi tiếng với câu nói "cogito ergo sum" (Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại).
Descartes tin rằng tuyến tùng là nơi duy nhất tiếp xúc của tâm, là trung tâm của linh hồn. Ông nổi tiếng với câu nói "cogito ergo sum" (Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại).
Không như thuyết nhị nguyên gồm tâm trí-não, thuyết tâm- vận động phát biểu rằng:
Bộ ba gồm tâm trí-não-cơ thể là một tổng thể có chức năng, có thể, đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe và bệnh tật, bởi điều xảy ra trong tâm trí không kết thúc trong não, mà hơn thế nó điều khiển các cử động, theo một phương thức đối ứng thuận nghịch; những gì diễn ra với tinh thần và vận động chia sẻ cùng một nền thần kinh, vỏ não, và những neuron vận động nơi cột sống; những điều diễn ra liên quan tới tâm thần được biết đến có được từ hệ thống về neuron vận động , ngôn ngữ diễn đạt của con người có thể được kết hợp chặt chẽ với sự thống nhất của bộ ba tâm trí-não-cơ thể.
Các phát biểu cụ thể đầu tiên của chức năng giác quan-vận động (sensory-motor) bắt nguồn từ Alexander Bain (1818-1903), người cũng tạo ra một cuộc khảo sát có giá trị về quan điểm tâm-cơ thể / (Mind and Body The Theories of Their Relation, 1873.). đóng góp quan trọng của ông là thuyết liên tưởng giác quan-vận động (associationist psychology), được phân tích trong The Senses and the Intellect (1855) and The Emotions and the Will (1859).
Do các mối quan hệ chặt chẽ giữa các điều gì đó diễn ra cho tinh thần và vận động, các bệnh về neuron vận động thường thấy có biểu hiện là những rối loạn tâm thần.
Theo lý thuyết mới này về tâm trí con người, sự hiện hữu của bất kỳ rối loạn tâm thần là hoàn toàn không thể quan niệm được vì điều gì xảy ra cho tinh thần chỉ xuất hiện từ hệ thống về neuron vận động, không có tâm thần độc lập. Vì vậy, rối loạn tâm thần chỉ có thể bắt nguồn từ những rối loạn về neuron vận động; có thể, không có bệnh tâm thần nào mà không có một rối loạn về neuron vận động đi kèm.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong lĩnh vực tâm thần, không chỉ là tính hai mặt tâm trí-não, quan niệm- tâm trí, cơ thể và não- bộ ba như là một đơn vị chức năng là cần thiết cho hiểu biết trong y tế và bệnh tật. Các nghiên cứu cho rằng (i) hệ thống tâm gắn kết với hệ thống vận động, (ii) các sự kiện diễn ra và tinh thần chia sẻ cùng một nền thần kinh, hệ thống về neuron vận động; (iii) não là liên lạc trung tâm giữa tâm trí và cơ thể.
Bắt nguồn từ thuyết Tâm thần- vận động mà nhiều liệu pháp ra đời trị liệu cho bệnh nhân tâm thần hoặc các chứng rối loạn liên quan đến sức khỏe tâm thần được hình thành; cũng từ đó, giúp nâng cao hiểu biết về những phương pháp tập luyện vận động+rèn luyện tâm trí đã tồn tại trong lịch sử nhân loại; mặt khác, sự kết nối với những tri thức,cho ta một cách nhìn đúng đắn về sức khỏe thể chất và tâm thần theo cách định nghĩa của Tây phương và Đông phương (vd: Yoga, Khí công…)
Liệu pháp tâm thần-vận động (psychomotor therapy) dựa trên một cách nhìn toàn diện về con người. Quan điểm này được rút ra từ một thể thống nhất của thể xác và tâm hồn (thân thể và tâm trí) *. Khái niệm này tích hợp các khía cạnh nhận thức, cảm xúc, với khía cạnh thể chất và năng lực của con người cùng với các hoạt động được đặt trong một bối cảnh tâm lý-xã hội [*2].Liệu pháp tâm vận động được đưa vào đời sống để thực hành chăm sóc sức khỏe nhằm nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, hưởng thụ trong đời sống tinh thần.
Lý thuyết tâm thần-vận động và liệu pháp tâm vận động có ảnh hưởng đáng kể tới đời sống nhân loại. Theo đó, các bệnh viện tâm thần quản lý bệnh nhân theo thể chế và khóa chặt dần được thay thế bằng các trung tâm trị liệu thông qua các hoạt động vận động được giám sát hằng ngày.
Trong điều trị, liệu pháp tâm vận động được phân ra làm hai hướng chủ đạo:
Thực hành điều trị theo định hướng vận động (Action-Oriented) và theo định hướng trải nghiệm(Experience-Oriented), tùy thuộc tình trạng của bệnh nhân được chẩn đoán mà bài tập do người chuyên viên trị liệu hướng dẫn sẽ nghiêng về xu hướng nào với tỉ lệ bao nhiêu % cho vận động và bao nhiêu % trải nghiệm khi tương tác với bệnh nhân.
Phương pháp trị liệu với liệu pháp tâm vận động dù không mới mẽ nhưng phát triển không ngừng theo mức sống càng nâng lên, do đó mang tính cạnh tranh cao, không dễ gì copy mà không có khả năng nghiên cứu hoặc mua lại “trí tuệ”(phần mềm, chương trình, bài tập) trong kinh nghiệm thực hành.
Hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân mắc các chứng rối loạn liên quan tới chức năng tâm thần, đôi khi, không dễ nhận thấy tiến bộ rõ rệt là do trình độ nắm bắt tâm lý kém cõi của người chuyên viên trị liệu, hoặc do thiếu đào tạo bài bản hoặc chỉ rập khuôn mang tính hình thức do những "chuyên gia" giả hiệu ; bên cạnh đó là do không hề biết được những phương pháp điều trị kết hợp với những liệu pháp khác cho bệnh nhân.
Thực trạng ở nước ta, hầu như không có một nghiên cứu lý thuyết nào đáng kể đến về lĩnh vực này [*3]. Mặc dù,trên thực tế có nhiều liệu pháp trong thực hành chăm sóc sức khỏe và trị liệu thực sự có liên quan đến lý thuyết tâm thần- vận động; có thể kể đến như thể dục dưỡng sinh, tập luyện Yoga, tập luyện khí công, vật lý trị liệu, massage, châm cứu+ vật lý trị liệu …nhiều phương pháp vận động và thực hành chăm sóc sức khỏe khác rất đa dạng và phong phú, bao gồm có bài bản và phi bài bản.
Khi du nhập vào nước ta, khái niệm về liệu pháp tâm-vận động có thể bắt nguồn từ những người bằng việc sao chép (copy) từ một phương pháp, cách thức nào đó nên dễ gây ra ngộ nhận. Ví dụ, có người đã viết là: “Tâm-vận động là một phương pháp”[*4] hoặc Tâm vận động là phương pháp do Aucouturier (Bernard Aucouturier, người Pháp) sáng tạo nên ![*4]... Thực sự, như trên đã nêu về từ ngữ, chúng ta phải hiểu PHƯƠNG PHÁP Tâm-vận động mới là một phương pháp; ông Aucouturier chỉ là một người- nêu ra một cách - một phương pháp giáo dục và hỗ trợ trẻ em thông qua hoạt động tổ chức trong phòng (trong nhà) được đặt tên là phương pháp thực hành tâm vận động theo cách của Aucouturier (The Aucouturier Psychomotor Practice© – Educational and Aid)[*5]
Phòng thực hành hoạt động Tâm-Vận động theo cách của Aucouturier.
Hiện nay trong trị liệu cho bệnh nhân tâm thần hoặc rối loạn liên quan đến chức năng tâm thần (ví dụ:autism, ADHD, trầm cảm) càng ngày càng có nhiều bác sĩ được thuyết phục rằng chỉ một phần nhỏ bệnh nhân phải dùng thuốc; điều trị bằng y sinh học, tư vấn và các hoạt động thể chất là những tiêu chuẩn cơ bản để điều trị trong bệnh về tâm thần.
Video tham khảo về hoạt động ngoài trời cho học sinh theo định hướng vận động không tốn kém nhiều về cơ sở vật chất.
*Tham khảo:
[1] Greisinger W. Mental pathology and therapeutics 2nd ed. [T.CLockart Robertson & J. Rutherford. London: New Sydenham Society, originally 1845, 1867].[2] European Forum Psychomotricity. Statuten [Mission]. Marburg: EFP 1995. Available from: http://www.psychomot.org [accessed at 17June 2010].[3] Đáng kể là quyển sách PHƯƠNG PHÁP TÂM VẬN ĐỘNG của Bernard AUCOUTURIER ,do Thầy Nguyễn Văn Thành chuyển ngữ. [4] PHƯƠNG PHÁP TÂM VẬN ĐỘNG http://tamlytreem.page.tl/Ph%26%23432%3B%26%23417%3Bng-pha%26%23769%3Bp-T%E2m-V%E2%26%23803%3Bn-%26%23272%3B%F4%26%23803%3Bng.htm [5] The APP http://aucouturierpsychomotorpractice.wordpress.com/the-practice/
[1] Greisinger W. Mental pathology and therapeutics 2nd ed. [T.CLockart Robertson & J. Rutherford. London: New Sydenham Society, originally 1845, 1867].[2] European Forum Psychomotricity. Statuten [Mission]. Marburg: EFP 1995. Available from: http://www.psychomot.org [accessed at 17June 2010].[3] Đáng kể là quyển sách PHƯƠNG PHÁP TÂM VẬN ĐỘNG của Bernard AUCOUTURIER ,do Thầy Nguyễn Văn Thành chuyển ngữ. [4] PHƯƠNG PHÁP TÂM VẬN ĐỘNG http://tamlytreem.page.tl/Ph%26%23432%3B%26%23417%3Bng-pha%26%23769%3Bp-T%E2m-V%E2%26%23803%3Bn-%26%23272%3B%F4%26%23803%3Bng.htm [5] The APP http://aucouturierpsychomotorpractice.wordpress.com/the-practice/
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa