1. Cảm xúc bị chốt chặn.
Một đứa trẻ mắc chứng rối loạn tự kỷ (ASD) có thể gặp phải trở ngại trên tiến trình kết nối làm bạn với những đứa trẻ khác. Chúng có thể mất nhiều thời gian để hiểu được cảm giác của người khác, thể hiện cảm xúc, tạo gắn bó với các cá nhân hoặc bộc lộ sự quan tâm đến người khác.
2. Bỏ qua tín hiệu mang tính chất xã hội.
3. Gặp khó khăn với sự chú ý.
Gây chú ý là khi một người dùng cử chỉ để nêu các gợi ý (chẳng hạn chỉ tay hoặc nhìn quanh với ánh mắt) để gây chú ý cho người khác tập trung vào cùng một đối tượng. Điều phổ biến cho một đứa trẻ mắc tự kỷ là vẫn không đáp ứng được khi người khác đang cố gắng để thu hút sự chú ý của nó.
4. Hạn chế tương tác bằng lời nói.
Một số trẻ em mắc tự kỷ phát âm tiếng nói lạ với âm thanh kéo dài không rõ ràng hoặc phát âm các từ hoàn toàn giản đơn thay vì biết nói năng, lặp lại lời người khác nói (echolalia) hoặc nói những lời không có nghĩa phù hợp ngữ cảnh theo các bối cảnh xã hội.
5. Hiểu lầm ý nghĩa xã hội.
Một đứa trẻ với ASD có thể khó khăn để nắm bắt được sự hài hước tinh tế, những ý trừu tượng hay bóng bẩy của lời nói. Họ có thể dễ hiểu hơn những gì với thông tin cụ thể và cần câu trả lời đơn giản.
6. Chỉ số thông minh nằm trên một dãy (phổ).
Chẩn đoán tự kỷ nằm trong khoảng từ chậm phát triển tâm thần nặng, sâu sắc cho tới có trí tuệ tài năng. Trẻ tự kỷ thường có những "kỹ năng tách biệt", hoặc các kỹ năng phát triển không đồng đều. Ví dụ, một đứa trẻ không thể thực hiện giao tiếp bằng mắt với người khác nhưng có thể có khả năng vẽ đẹp hoặc với một bộ nhớ tuyệt vời.
7. Nhìn tất cả mọi thứ được phóng to
Thông thường một đứa trẻ tự kỷ sẽ tập trung (dính chặt) vào một tính năng của một đối tượng (vật thể hoặc một người) và bỏ qua các "bức tranh tổng thể". Tính tập trung cao này có thể đi đến các trả giá cho việc có thể cuốn hút theo các nhiệm vụ hoặc theo người khác.
8. Các cảm giác bất thường.
Các phản ứng bất thường để kích thích cảm giác là một triệu chứng không phải là luôn phổ biến cho mọi đứa trẻ mắc tự kỷ.
Một đứa trẻ quá nhạy cảm với sự kích thích có thể phản ứng mạnh mẽ với kết cấu, được sờ mó đến người, âm thanh to ồn, hoặc với vị và mùi nào đó.
Một đứa trẻ có phản ứng dưới ngưỡng đáp ứng có thể không cảm thấy bị đau hoặc có thể tạo ra sự kích thích bằng cách đung đưa qua lại, quay xung quanh, hoặc chà xát và thúc đẩy mọi thứ trên làn da của mình.
9. Nhấn mạnh vào một chuỗi những hành động cố định.
Đối với một đứa trẻ mắc tự kỷ, tuân thủ cứng nhắc những việc làm theo thói quen và một lịch trình là điều quan trọng. Không làm theo thời biểu ở trường hoặc xê dịch, di chuyển một đối tượng ra khỏi vị trí quen thuộc có thể gây ra một cơn giận dữ. Đôi khi trẻ cho thấy cần phải nói chuyện về cùng một chủ đề cứ lặp đi lặp lại. ( vd: nói về khủng long hoặc ô tô, hay là về domino...)
10. Hành động lặp đi lặp lại.
Một đứa trẻ mắc tự kỷ có thể bỏ ra hàng giờ lặp lại các chuyển động tương tự, có thể tự xoay tròn ngươì, quay xoáy tròn một cây bút bi hoặc ngâm nga một âm thanh cùng một lần này đến lần khác.
11. Hành vi hung hãn.
Đôi khi trẻ em mắc tự kỷ sẽ hành xử một cách hung hãn. Một đứa trẻ có thể cắn mình hoặc những người khác, đập đầu vào tường, hoặc cố gắng để đá hoặc cào cấu những người khác.
12. Các thuộc tính và các mặt mạnh tích cực.
Trẻ em mắc tự kỷ có thể là vô cùng yêu thích (chỉ một điều gì đó), rất chu đáo và rất sáng tạo. Họ với các giác quan của mình một cách sâu sắc đi vào tiểu tiết và suy nghĩ định hướng rất chi tiết .
Trung Nguyen dịch để giới thiệu theo "12 Traits of Kids with Autism Spectrum Disorders" http://www.education.com/slideshow/characteristics-children-autism-spectrum/emotional-road-blocks/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét