Theo: American Academy of Child and Adolescent Psychiatry - AACAP (Viện tâm thần học trẻ em và vị thành niên Hoa kỳ) là một tổ chức hiệp hội của chuyên gia hàng đầu ở Mỹ về điều trị và cải thiện cuộc sống cho trẻ em, thanh thiếu niên và gia đình bị ảnh hưỡng bởi những rối loạn thuộc về tâm bệnh này.
Những câu hỏi liên quan đến Rối loạn thách thức chống đối.
· Nguyên nhân gây rối loạn thách thức chống đối?
Rối loạn thách thức chống đối (ODD- Oppositional Defiant Disorder) được cho là được gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý, và xã hội (caused by a combination of biological, psychological, and social factors).
ODD có xu hướng xảy ra trong gia đình với tiền sử mắc phải Rối loạn thiếu chú ý (ADD- Attention Deficit Disorder),Hiếu động thái quá thiếu chú ý (ADHD), rối loạn sử dụng chất kích thích, tâm trạng rối loạn như trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực.
Về khía cạnh sinh học, nghiên cứu hình ảnh não đã đề nghị rằng trẻ em với ODD có thể có sự khác biệt tinh tế ở một phần của não bộ chịu trách nhiệm kiểm soát về lý luận, phản biện và thúc đẩy.
Nghiên cứu tâm lý cũng đã chứng minh rằng trẻ em bộc lộ hành vi hung hăng gặp phải khó khăn khi xác định chính xác và giải thích các tín hiệu mang tính xã hội từ các bạn bè.
Cụ thể, trẻ có tính gây hấn có xu hướng với ý định thù địch trong các tình huống bình thường chỉ mang tính trung lập. Họ cũng ít khi biết tạo ra các cách giải quyết khi gặp các vấn đề và lại mong đợi được tưởng thưởng cho những phản ứng mạnh bạo của họ.
Thiếu cơ cấu hoặc giám sát của cha mẹ, thực hành kỷ luật không phù hợp, và tiêm nhiễm thói lạm dụng (xâm hại) hoặc bạo lực trong cộng đồng cũng đã được xác định là yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của chứng ODD.
· Theo thời gian rối loạn thách thức chống đối được cải thiện hơn hoặc tự biến mất?
Đối với nhiều trẻ em, rối loạn thách thức chống đối được cải thiện theo thời gian. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các dấu hiệu và triệu chứng của ODD khoảng 67%, giải quyết được trong thời hạn trong 3 năm,trẻ em được chẩn đoán mắc chứng rối loạn. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng khoảng 30% trẻ em với ODD cuối cùng phát triển chứng rối loạn hành vi. Nguy cơ là gấp 3 lần cho trẻ em được chẩn đoán ban đầu ở độ tuổi rất trẻ (ví dụ, mầm non). Trẻ em mẫu giáo với ODD cũng có khả năng biểu hiện rối loạn thêm một vài năm sau đó, bao gồm cả rối loạn ADHD, lo âu hoặc Rối loạn tâm tính ( Mood disorder). Nhìn chung, lâu dài có hơn ~10% trẻ em được chẩn đoán với ODD cuối cùng sẽ phát triển một rối loạn nhân cách chẳng hạn như rối loạn nhân cách chống đối xã hội.
· Rối loạn thách thức chống đối điều trị như thế nào?
Không có điều trị duy nhất cho tất cả các trẻ em và thanh thiếu niên có rối loạn thách thức chống đối (ODD). Kế hoạch điều trị hiệu quả nhất sẽ được dùng cho từng cá nhân với nhu cầu của mỗi trẻ và gia đình. Phương thức điều trị cụ thể có thể hữu ích cho một đứa trẻ, tùy thuộc vào tuổi tác, mức độ nghiêm trọng của bộc lộ vấn đề, và các mục tiêu, nguồn lực, và hoàn cảnh của gia đình. Điều trị phải theo kế hoạch cho một thời gian đầy đủ (thường là vài tháng hoặc lâu hơn) và có thể yêu cầu nhiều thời kỳ hoặc liên tục hay định kỳ phiên "tăng cường". Điều trị thường sẽ bao gồm cả điều trị cá nhân và trị liệu/gia đình. Nó cũng có thể bao gồm làm việc với giáo viên của đứa trẻ hay nơi trường học. Việc điều trị cũng có thể bao gồm việc sử dụng thuốc, mặc dù thuốc hiếm khi được coi là một sự can thiệp đầy đủ hoặc thích hợp cho trẻ em với ODD.
Hai loại bằng chứng dựa trên phương pháp điều trị cho trẻ em với ODD với cách tiếp cận cá nhân trong các hình thức đào tạo kỹ năng giải quyết vấn đề và can thiệp từ gia đình với các hình thức đào tạo cách quản lý của cha mẹ. Phương pháp tiếp cận cá nhân nên được cụ thể theo vấn đề của trẻ em, như dựa trên hành vi, hướng theo lứa tuổi của trẻ, và tập trung vào việc giúp đỡ các trẻ em có được kỹ năng để giải quyết vấn đề mới nảy sinh. Can thiệp gia đình bao gồm đào tạo kỹ thuật giám sát kỷ luật hiệu quả và phù hợp với lứa tuổi.
Với trẻ em mẫu giáo, thường được nhấn mạnh trên cơ sở đào tạo và giáo dục cho cha mẹ. Đối với trẻ em trong độ tuổi đi học, can thiệp trong trường học, điều trị dựa trên gia đình, và trị liệu cá nhân thường được kết hợp. Đối với thanh thiếu niên, trị liệu cá nhân thường được kết hợp với sự can thiệp của gia đình.
Trong tất cả các lứa tuổi, thuốc có thể là một thành phần có ích điều trị để giúp các triệu chứng chỉ định cụ thể hoặc để điều trị đồng thời các điều kiện khác chồng chéo như ( trầm cảm, ADHD, hoặc rối loạn lo âu), mặc dù không có thuốc duy nhất mà cụ thể để điều trị cho người mắc ODD. Ngoài ra còn có các dữ liệu nghiên cứu cho thấy tính hạn chế về an toàn và hiệu quả của thuốc trong điều trị của ODD. Phụ huynh nên thảo luận về những rủi ro tiềm năng và lợi ích của các loại thuốc cụ thể với bác sĩ của con em mình. Nói chung, các thuốc này nên được bắt đầu chỉ sau khi tìm cách/ cơ sở phù hợp các triệu chứng hoặc hành vi đã được thu thập rõ ràng.
· Rối loạn chống đối thách thức có thể được ngăn chặn?
Đối với trẻ em mầm non, có một số bằng chứng rằng các chương trình như chương trình Head Start và tiếp cận đến tận nhà các gia đình có nguy cơ cao có thể có một tác động tích cực trong các lĩnh vực liên quan đến rối loạn thách thức chống đối (ODD). Trẻ em trong độ tuổi đi học, quản lý của cha mẹ, đào tạo kỹ năng xã hội, các chương trình quản lý giải quyết xung đột và sự tức giận đã được sử dụng với mức độ thành công khác nhau . Đối với thanh thiếu niên, các chương trình tâm lý-giáo dục, bao gồm cả can thiệp nhận thức và đào tạo kỹ năng, đào tạo nghề và các chuẩn bị mang tính tư duy được đặt ra để làm giảm các hành vi gây rối thường gắn liền với ODD.
Một số các chương trình phòng ngừa ODD dựa trên trường học đat kết quả đầy hứa hẹn. Trọng tâm của các chương trình /phạm vi trường học là phòng ngừa bị bắt nạt, chương trình can thiệp nhằm giảm các hành vi chống đối xã hội và giúp đỡ trẻ em kháng lại ảnh hưởng tiêu cực từ các nhóm bạn bè. Tuy nhiên, có một số bằng chứng rằng điều trị/nhóm cũng có thể có tác động tiêu cực đến kết quả, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên đã có dấu hiệu và triệu chứng gặp phải nhiều khó khăn.
TrungNguyen đọc dịch để giới thiệu theo "FAQs on Oppositional Defiant Disorder" http://www.aacap.org/cs/resource_center/odd_faqs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét