Autism hay Tự kỷ chỉ là cách để mô tả cho một vấn đề.

18 thg 5, 2012

Sự khác biệt giữa Rối loạn Hành vi-Tình cảm và Tự kỷ

Tác giả:Adrienne Warber

Sự khác biệt giữa rối loạn hành vi tình cảm và chứng tự kỷ là gì? Hai tình trạng (sk) này thường bị nhầm lẫn vì thực tế ở một số khu vực trường học, nơi đó học sinh mắc chứng rối loạn hành vi-tình cảm và chứng tự kỷ được dồn với nhau trong cùng một lớp học. Tuy nhiên, rối loạn cảm xúc hành vi và chứng tự kỷ lại là hai tình trạng riêng biệt. Tìm hiểu về hai tình trạng này và làm thế nào để nhận ra sự khác biệt giữa chúng.

Định nghĩa của chứng rối loạn hành vi - tình cảm

Rối loạn cảm xúc hành vi (EBD- Emotional behavior disorder) còn được gọi là rối nhiễu hành vi cảm xúc, rối nhiễu cảm xúc (ED-Emotional Disturbance) và rối nhiễu cảm xúc nghiêm trọng (SED-serious emotional disturbance). EBD là một tình trạng mà ở đó các cá nhân gặp khó khăn - liên tục với một tâm trạng không vui vẻ- cũng như các phản ứng về tình cảm và hành vi không phù hợp. Các điều kiện này cũng có thể ảnh hưởng đến tương tác xã hội, giao tiếp, học tập.

Trường học sử dụng khái niệm EBD và ED để mô tả hành vi của học sinh và đưa nó vào xem xét trong quá trình xếp lớp dựa trên các tiêu chí từ Đạo Luật Giáo Dục các Cá nhân Khuyết tật (IDEA), ở Mỹ. IDEA mô tả các đặc tính của học sinh với EBD như sau:

    * Mắc vấn đề trong học tập mà không phải là vì trí tuệ, sức khỏe hoặc bởi cảm giác.
    * Mắc các vấn đề với tương tác xã hội và hành vi thích hợp
    * Cảm xúc thiếu nhã nhặn,có hành vi phản ứng lại trong các tình huống bình thường
    * Trầm cảm
    * Xu hướng phát triển nỗi sợ hãi và phản ứng  tiêu cực với các vấn đề ở trường học hoặc các vấn đề trong gia đình.


Theo Cẩm nang Hướng dẫn chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Mỹ, văn bản sửa đổi (DSM-IV-TR) có sáu loại cho các vấn đề rối nhiễu hành vi-cảm xúc:

    * Có vấn đề chú ý
    * Rối loạn chống đối
    * Lo lắng /co cụm lại
    * Gây hấn trong xã hội
    * Vận động vượt quá mức bình thường
    * Hành vi với tinh thần bất ổn  (Psychotic behavior )

Nhiều chuyên gia giáo dục đặc biệt và sức khỏe tâm thần chỉ trích DSM-IV-TR/bảng tiêu chuẩn chẩn đoán  cho tình trạng cảm xúc hành vi này quá rộng.

Xác định về Tự kỷ.

Chứng tự kỷ được xác định bởi DSM-IV-TR như là một rối loạn phát triển lan tỏa (PDD). Đây là một trong năm chứng rối loạn phát triển(PDDS) bao gồm hội chứng Asperger, PDD-NOS, Trẻ em Rối loạn Disintegrative và hội chứng Rett. Tự kỷ là một rối loạn/một phổ rộng và mỗi người trải qua các triệu chứng và mức độ phát triển suy giảm khác nhau. Các triệu chứng của chứng tự kỷ bao gồm:

    * Sự chậm trễ nghiêm trọng trong các mốc phát triển sớm quan trọng ở trẻ em
    * Bất đắc dĩ phải làm việc để giao tiếp bằng đôi mắt
    * Hạn chế bày tỏ bằng lời nói và phát triển vốn từ vựng
    * Chậm phát triển ngôn ngữ nặng
    * Không biết chơi giả vờ
    * Sở thích ở một mình và không muốn tương tác với bạn bè đồng trang lứa

    * Vấn đề trong việc kết bạn
    * Khó hiểu được những chỉ dẫn bằng lời nói
    * Xuất hiện tách biệt với mọi người
    * Thường xuyên xảy ra cơn giận dữ không hợp lý
    * Đòi hỏi một thói quen nghiêm ngặt
    * Có sở thích giới hạn/ một phạm vi hẹp
    * Mắc vấn đề với sự chú ý
    * Có vấn đề / cảm giác , chẳng hạn như có một phản ứng bất thường với một vài âm thanh , thị hiếu, dấu hiệu và kết cấu ăn mặc
    * Hành vi ám ảnh lặp đi lặp lại  như vỗ bàn tay, bóc gỡ vào da hoặc quay vòng

Chẩn đoán nhầm lẫn giữa tự kỷ và EBD

Nhận được một chẩn đoán chính xác đôi khi khó khăn, đặc biệt là các rối loạn này tương tự như tình trạng y tế khác. Trong trường hợp của chứng tự kỷ và EBD này vấn đề về hành vi, giao tiếp và vấn đề  tương tác xã hội có điểm tương tự giữa hai rối loạn đôi khi dẫn đến một chẩn đoán không chính xác. Một số điểm được các chuyên gia chỉ ra EBD chủ yếu là đối phó với hành vi dựa cảm xúc, trong khi chứng tự kỷ thường có các triệu chứng làm cho phức tạp thêm vấn đề về hành vi.

Thực tế những người mắc chứng tự kỷ cũng có thể có mắc EBD có thể làm cho chẩn đoán trở nên khó khăn. Đôi khi một chẩn đoán của bác sĩ chỉ  là  một trong các tình trạng và không phải là gì khác, có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến tình trạng không được điều trị đúng hướng.

Nếu cha mẹ nghi ngờ trẻ bị chứng tự kỷ, EBD hoặc có cả hai tình trạng, điều quan trọng là tìm kiếm một chẩn đoán thích hợp ngay lập tức. Bất kỳ cha mẹ nào không hài lòng với chẩn đoán nên tìm kiếm một ý kiến ​​thứ hai hoặc thậm chí nơi thứ 3 để chắc chắn rằng một đứa trẻ nhận được ngay sự giúp đỡ .

Sự khác biệt giữa rối loạn hành vi-tình cảm và tự kỷ

Có sự khác biệt đáng kể giữa rối loạn hành vi tình cảm và tự kỷ. Sự khác nhau giữa EBD và chứng tự kỷ bao gồm những điều sau đây:

    * Tự kỷ là một rối loạn/ một phổ với vấn đề cụ thể về giao tiếp, xã hội, hành vi và các vấn đề học tập. EBD chỉ liên quan với phản ứng về tình cảm và các vấn đề hành vi.
    * Tự kỷ - đôi khi được đặc trưng bởi các vấn đề cảm giác. Nhưng, EBD không bao gồm các vấn đề cảm giác.
    * Tự kỷ có thể bao gồm các triệu chứng sức khỏe thể chất, các vấn đề tiêu hóa như vậy, mà một số chuyên gia nêu ra mối liên quan đến các hành vi. Theo IDEA, EBD không liên quan đến một vấn đề sức khỏe.
    * Tự kỷ được đặc trưng bởi sự chậm trễ cột mốc nghiêm trọng /độ tuổi mầm non, suy yếu về kỹ năng vận động và kém phát triển ngôn ngữ. EBD không luôn bao gồm sự chậm phát triển trong thời thơ ấu.
    * Tự kỷ  thường được chẩn đoán trong thời thơ ấu, nhưng EBD có thể có được một chẩn đoán sau thời thơ ấu hay ở tuổi vị thành niên .
    * Người Tự kỷ cần một thói quen(lề lối) nghiêm ngặt, nhưng sự cần một thói quen nghiêm ngặt, mức độ tương tự, lại không được nhấn mạnh  trong EBD.

Kết luận

Tự Kỷ và EBD là hai tình trạng y tế riêng biệt với một số triệu chứng tương tự. Thực tế là một người có thể mắc cả hai chứng tự kỷ và EBD làm cho một chẩn đoán chính xác khó khăn. Một số cha mẹ không hài lòng rằng các trường học đôi khi đặt EBD và học sinh tự kỷ cùng với nhau trong các lớp học bởi vì các yêu cầu điều trị là khác nhau cho hai rối loạn này. Nhận được một chẩn đoán thích hợp có thể giúp đỡ các gia đình tìm kiếm sự điều trị tốt nhất và kế hoạch giáo dục cho con cái của họ.

 Bài viết có liên quan : >>> Rối nhiễu cảm xúc ở trẻ em ?<<<

TrungNguyen đọc & dịch để giới thiệu theo: " Difference Between Emotional Behavior Disorder and Autism "By Adrienne Warber
http://autism.lovetoknow.com/Difference_Between_Emotional_Behavior_Disorder_and_Autism

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét