Autism hay Tự kỷ chỉ là cách để mô tả cho một vấn đề.

23 thg 12, 2011

Tự kỷ & Động kinh .

Dr.Chun Wong
Bệnh động kinh được định nghĩa bởi Tổ chức về Bệnh động kinh(Epilepsy Foundation) là "một điều kiện y tế sinh ra co giật ảnh hưởng đến một loạt các chức năng tinh thần và thể chất".

Trẻ em và người lớn được chẩn đoán là động kinh khi họ đã bị hai hoặc nhiều cơn co giật. Động kinh và co giật liên quan đến nhiều rối loạn, bao gồm các rối loạn phổ tự kỷ, và nghiên cứu cho thấy có một tỉ lệ nào đó khoảng 20% ~ 35% những người mắc chứng tự kỷ cũng bị cơn động kinh, và điều này có thể là một lo lắng thực sự cho phụ huynh có con vừa được chẩn đoán với một rối loạn trong phổ tự kỷ.


Liên kết Tự Kỷ, Bệnh động kinh.

Người ta không biết chính xác những gì về các liên kết giữa bệnh tự kỷ và động kinh, co giật, nhưng một nghiên cứu được gọi là "Chứng Tự Kỷ và Bệnh động kinh: Nguyên nhân, hậu quả, comorbidity(*), hay sự trùng hợp ngẫu nhiên" của Gabis, Pomeroy và Andriola năm 2005, kết luận rằng bất thường EEG (electroencephalograms/điện não đồ) và bệnh động kinh ở trẻ em mắc chứng tự kỷ nặng hơn có xu hướng xảy ra với tỉ lệ cao hơn đáng kể, so với những nhóm khác có tỉ lệ ít hơn trong phổ tự kỷ.

Một nghiên cứu khác, "Một điều tra các tình trạng giấc ngủ, EEG bất thường và Bệnh động kinh ở trẻ em Tự Kỷ bị Phát Triển thụt lùi và không thụt lùi"(**), được công bố trên Tạp chí Autism and Developmental Disorders, kết luận rằng EEGs bất thường và bệnh động kinh phổ biến hơn ở trẻ em mắc chứng tự kỷ thoái lui , chứ không phải là những người đã thể hiện triệu chứng từ khi sinh ra. Tự kỷ thoái lui là chứng tự kỷ xảy ra vào khoảng 18 tháng tuổi sau thời kỳ một đứa trẻ phát triển bình thường. Tất cả diễn biến đột ngột khi thoái lui, đứa trẻ mất lời nói và các kỹ năng khác đã học được trước đó.

Phụ huynh không nên giả định rằng chẩn đoán với một rối loạn trong phổ tự kỷ đồng nghĩa là đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng với cơn động kinh vì hầu hết trẻ em mắc chứng tự kỷ không có cơn co giật. Những người có nguy cơ cao bị co giật là trẻ em có điều kiện thần kinh như (***) tuberous sclerosis, neurofibromatosis hoặc Phenylketonuria đã không được điều trị, hoặc những người có bị suy giảm nhận thức nghiêm trọng. Những trẻ em đã bị chứng co cứng tuổi còn bú (infantile spasms ****), đó là sự co thắt cơ, rõ rệt trong độ tuổi từ 3 và 8 tháng, cũng có nhiều nguy cơ chứng tự kỷ kết hợp với bệnh động kinh.

Thời gian bắt đầu của tuổi dậy thì có thể dẫn đến sự gia tăng cơn động kinh, 25% trẻ em tự kỷ bị co giật vào thời điểm này trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, đôi khi những cơn co giật rất nhẹ làm cho họ có thể không được chú ý. Người ta cho rằng cơn động kinh ở tuổi dậy thì gây ra bởi hiệu ứng của kích thích tố trên não của trẻ.

Co giật và điều trị.

Động kinh có thể thay đổi tình trạng từ co giật nghiêm trọng rõ ràng tới không có cơn co giật (mất ý thức) hoặc các cơn động kinh "cận lâm sàng" (nhẹ) mà có thể không được phân biệt được với các vấn đề hành vi giống như cơn giận dữ đột ngột, hành vi bạo lực và hành vi tự gây thương tích. Co giật nhẹ cũng có thể xuất hiện đột ngột thoái lui trong phát triển về nhận thức, hành vi và thành tích học tập, vì vậy điều quan trọng là để có được những hình thức thoái lui hoặc vấn đề hành vi thông qua kiểm tra với scan điện não đồ EEG.

TrungNguyen minh họa theo http://bpx.autismspot.com/kent_eeg_4.jpg


Nếu làm điện não đồ- EEG xác nhận cơn động kinh đã diễn ra, thuốc chống co thắt, chống co giật có thể sẽ được chỉ định để quản lý và kiểm soát các cơn động kinh. Một số nhà trị liệu, bác sĩ cũng sẽ điều trị cơn động kinh ở trẻ tự kỷ với Vitamin B6 với DMG (dimethylglycine) hoặc magiê, nghiên cứu đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị co giật.

Nếu bạn nghi ngờ rằng con của bạn đã có một cơn động kinh, hoặc họ có biểu hiện thoái lui bất ngờ, điều quan trọng là bạn đưa trẻ đi kiểm tra bởi bác sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa của bạn bởi vì các cơn động kinh cần phải được điều trị.


Trung nguyen đọc dịch giới thiệu theo: Autism and Epilepsy Dr. Chun Wong http://www.autisable.com/707560680/autism-and-epilepsy/
 
Thêm chú thích: 
(*)Comorbidity: những quá trình bệnh lý xảy ra cùng lúc nhưng không liên quan với nhau; thường dùng trong dịch tễ học để chỉ sự tồn tại cùng một lúc của hai hay nhiều quá trình bệnh lý khác nhau.
(**)“An Investigation of Sleep Characteristics, EEG Abnormalities and Epilepsy in Developmentally Regressed and Non-regressed Children with Autism”, 
(***) Xơ cứng củ (Tuberous sclerosis) là một bệnh thuộc nhóm các hội chứng thần kinh da (neurocutaneous syndromes) là nhóm chủ yếu của các bệnh di truyền trội nhiễm sắc thể thường, có đặc điểm bởi các u nghich sản phôi (hamartoma), khu trú khắp cơ thể, thường gây tổn thương chủ yếu ở hệ thống thần kinh và da. Các u xảy ra trong phần lớn các bệnh thần kinh – da.
(****)Chứng co giật ở trẻ còn bú (infantile spasms) còn được các bác sỹ gọi là hội chứng West, gồm 3 biểu hiện là: các cơn co giật cơ mạnh khi chưa tròn 1 tuổi, chậm phát triển trí tuệ, và điện não đồ có loạn nhịp sóng cao thế (hypsarrhythmia). Co giật biểu hiện bằng động tác bé đột ngột cúi gập lưng ra trước, tay và chân duỗi thẳng. Đôi khi ngược lại: bé ưỡn cong lưng và ngửa đầu. Cơn chỉ kéo dài 1 vài giây, nhiều lần trong ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét