Autism hay Tự kỷ chỉ là cách để mô tả cho một vấn đề.

11 thg 3, 2012

Rối nhiễu tâm lý, bệnh tâm lý là gì ?

Rối nhiễu tâm lý không phải là một khái niệm đặc thù hay cá biệt để nói về một hoặc một nhóm chứng bệnh về tâm thần.

" Thuật ngữ 'rối nhiễu tâm lý' được dịch từ tiếng Anh (mental disorder), tiếng Pháp (trouble mentaux). Thuật ngữ này được bác sĩ Nguyễn Khắc Viện sử dụng thay cho thuật ngữ rối loạn tâm thần, bệnh tâm thần hay bệnh lý trong thăm khám và chữa trị tâm lý cho trẻ em và thanh thiếu niên ở Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em (NT).

Đến nay, thuật ngữ rối nhiễu tâm lý được các nhà tâm lý học, tâm thần học, giáo dục học, công tác xã hội sử dụng trong giảng dạy, nghiên cứu, trị liệu tâm lý, công tác xã hội đối với những cá nhân và cộng đồng dễ bị tổn thương, khủng hoảng tâm lý sử dụng tương đương với thuật ngữ - rối loạn tâm thần." [3]

Lý do tránh né chữ tâm thần ?

"Trong tác phẩm tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam xuất bản năm 1999, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã viết “chúng tôi chủ trương không dùng từ tâm thần nữa mà dùng từ tâm lý để nói chung, như khi nói khám tâm lý, không nói khám tâm thần; nếu ghép vào trong khuôn viên của một bệnh viện tâm thần, sẽ rất ít ai đến, và cũng không mấy bác sĩ, y tá, giáo viên, cán bộ xã hội chịu học tập chuyên khoa này”.[3] Một số chuyên gia người Việt khác thì cho rằng: Tâm Bệnh còn được gọi bằng từ “Bệnh Tâm Thần”. Tuy nhiên, khi nói tới “Bệnh Tâm Thần” thì nhiều người hiểu là bệnh Điên. Cho nên các nhà chuyên môn tâm lý học đề nghị danh từ “Tâm Bệnh”, tiếng Anh là “Mental illness”[1]


Rối loạn về tâm thần (rối loạn tâm thần) hoặc bệnh tâm thần được dịch từ gốc tiếng Anh  "mental disorder" hay "mental illness"  còn được biết đến theo thuật ngữ - Psychological disorder - được dịch là - RỐI LOẠN TÂM LÝ .

Dù viết là Psychological Disorder nhưng để hiểu đầy đủ thuật ngữ này :

"Nhiều rối loạn tâm lý được chẩn đoán ở trẻ em có liên quan đến thành phần thuộc về tâm lý và / hoặc yếu tố gene ( physiological and/or genetic components). Tuy nhiên, có rất nhiều rối loạn tâm lý ở trẻ em mà không có bất kỳ nguyên nhân vật lý(tổn thương thực thể).[4]

Rối loạn gây ra bởi các vấn đề thuộc về tâm lý hoặc sinh học (physiological or biological problems) có nhiều khả năng được xác định sớm trong cuộc sống, nhưng một số trong những vấn đề này không được xác định cho đến khi trưởng thành. Chậm phát triển tâm thần, rối loạn học tập, rối loạn kỹ năng giao tiếp và rối loạn phát triển lan tỏa-PDD(rối loạn phổ tự kỷ-ASD) xuất hiện có các yếu tố sinh học. Một số nhà tâm lý học chuyên ngành được xác nhận và điều trị những rối loạn này, nhưng họ không thường xuyên tiếp cận trong thực hành tâm lý nói chung, bởi vì cần phải được đào tạo và điều trị theo chuyên ngành  ".[4]

Có thể có người hiểu về khái niệm cơ bản này không đầy đủ, về nhận thức, đã  bỏ sót yếu tố sinh học khi nói đến bệnh lý về tâm thần, vì vậy dễ dàng gây ra ngộ nhận. Họ nhầm tưởng rằng chỉ là công việc đơn thuần ở lĩnh vực tâm lý, thuộc về nhà tâm lý !

"Theo định nghĩa về sức khỏe của WHO thì sức khỏe tâm trí là một bộ phận tạo nên sức khỏe ở mỗi chúng ta. Rối nhiễu tâm trí (mental disorders) biểu thị sự lệch lạc về sức khỏe tâm thần, đây không phải là bệnh mới, nói đúng hơn, đó là sự nhìn nhận mới về tình trạng sức khỏe tâm trí theo h­ướng dự phòng, điều trị sớm bệnh tâm thần (mental illness)."
...
"Không giống các bệnh thực thể khác, chẩn đoán rối nhiễu tâm lý bác sĩ phải dựa trên kết quả hỏi khám lâm sàng tỉ mỉ và trình tự tư­ duy phân tích tâm lý lâm sàng và tâm thần học, các xét nghiệm khác chủ yếu giúp loại trừ bệnh thực thể."[5]

Nói tóm lại :

Rối loạn tâm lý là gì?

Một rối loạn tâm lý, cũng được biết đến như là một rối loạn tâm thần, là một mô hình của hành vi hoặc triệu chứng tâm lý tác động nhiều lĩnh vực cuộc sống và / hoặc tạo ra đau khổ cho những người gặp những triệu chứng này.[6]

Các loại khác nhau của rối loạn tâm lý (tâm thần) là gì?

TR DSM-IV mô tả khoảng 250 rối loạn tâm lý khác nhau, hầu hết trong số đó thuộc một thể loại rối loạn tương tự hoặc có liên quan. Một số loại chẩn đoán nổi bật bao gồm rối loạn ăn uống, rối loạn tâm, rối loạn somatoform , rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu và rối loạn nhân cách.[6]
 
Các chứng rối loạn chúng ta biết và thường nói đến như: rối loạn trong phổ tự kỷ (ASD- Autism Spectrum Disorder), Tăng động thiếu chú ý (ADHD- Attention Deficit Hyperactivity Disorder) v.v...dù diễn đạt theo những cách khác nhau RỐI NHIỄU TÂM LÝ, RỐI LOẠN TÂM THẦN, RỐI LOẠN TÂM LÝ thì nội dung đều mang ý nghĩa như nhau.

" Ngày nay, do những tiến bộ trong dịch tễ học và chụp hình ảnh não cho phép các quan điểm mới xuất hiện về vai trò của môi trường trong bệnh tâm thần . Những suy nghĩ truyền thống về sức khỏe liên quan đến môi trường  có lịch sử đã xem mối đe dọa môi trường trong bối cảnh của tác nhân lây nhiễm, chất gây ô nhiễm, và các yếu tố ngoại sinh khác ảnh hưởng đến môi trường xung quanh cơ thể của cá nhân. Các nhà khoa học đang xem xét các mối đe dọa môi trường đến sức khỏe tâm thần bao gồm không chỉ các thông số truyền thống mà còn điều kiện tâm lý xã hội có liên quan đến nhận thức của cá nhân hoặc môi trường xung quanh con người. Những hiểu biết mới được làm sáng tỏ nguyên nhân của rối loạn tâm thần cũng như chiến lược phòng ngừa tiềm năng. Đọc toàn bộ bài viết từ Viễn cảnh Sức khoẻ Môi trường (Environmental Health Perspectives), và tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ tâm lý xã hội và  môi trường phi hóa học khác có liên quan."[7]   

Vấn đề khác nhau, cần phải phân biệt, là chứng bệnh đơn thuần chỉ mang yếu tố tâm lý hay có yếu tố sinh học kèm theo, hoặc chỉ do yếu tố sinh học...đó là chưa đề cập đến yếu tố môi trường. Xin đừng nhầm lẫn và nhập nhằng các khái niệm này theo ý chủ quan. (*).

Điểm đặc biệt lưu ý, nếu không xem xét cẩn thận thuật ngữ rối nhiễu tâm lý một cách đầy đủ, người ta cũng có thể dễ bị nhầm lẫn, đánh đồng với khái niệm DISTURBED. " disturbed (adj.) Có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh lý thuộc về tâm thần hoặc cảm xúc (Showing signs or symptoms of mental or emotional illness)" [8].

Trong thực tế chúng ta có thể thấy được điều mà người ta đã sử dụng thuật ngữ "rối nhiễu tâm lý" một cách méo mó, hoàn toàn khác hẳn với thiện ý mà bác sỹ N.K.Viện đã nêu ra.


TrungNguyen & NgọcUyên(UTAS-Australia)  khảo sát, và giới thiệu theo:
[1]Tâm bệnh là gì?  Bs Nguyễn Ý Đức - Texas Hoa kỳ, http://tuvantamly.vn/index.php?/Tam-benh-thuong-gap/Tam-benh-la-gi.html
[2]  Finn, Molly. 1997. In the Case of Bruno Bettelheim. First Things. Retrieved 2012-01-31.
[3]  Tìm hiểu khái niệm rối nhiễu tâm lý (http://lyhon.vn/chuyen-muc/tim-hieu-khai-niem-roi-nhieu-tam-ly/)
[4] Childhood Disorders http://www.psychologyinfo.com/problems/children.html
[5] Rối nhiễu tâm trí Bệnh thời hiện đại (TS.Trần Tuấn - SK&ĐS, cơ quan ngôn luận Bộ Y Tế VN ) http://www.baomoi.com/Home/SucKhoe/suckhoedoisong.vn/Roi-nhieu-tam-tri-Benh-thoi-hien-dai/6596986.epi
[6] Psychological Disorder http://psychology.about.com/od/psychotherapy/tp/psychological-disorders.htm
[7] Environmental Connections: A Deeper Look into Mental Illness
http://www.autismspeaks.org/news/news-item/environmental-connections-deeper-look-mental-illness

[8] http://www.thefreedictionary.com/disturbed(*)Tham khảo thêm: 
- DANH MỤC NHỮNG RỐI NHỄU TÂM LÝ TRẺ EM http://tamlytreem.page.tl/Danh-m%26%237909%3Bc-r%26%237889%3Bi-nhi%26%237877%3Bu-T%E2m-l%FD.htm
- Nhận diện các rối nhiễu tâm lý - Rối nhiễu tâm lý là gì? http://sharevn.org/Index.aspx?Menu=1360&Chitiet=2813&Style=1 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét