Autism hay Tự kỷ chỉ là cách để mô tả cho một vấn đề.

2 thg 12, 2011

Rối loạn cảm giác & hệ thống tiền đình ở trẻ tự kỷ.

Những dấu hiệu của rối loạn cảm giác&hệ thống tiền đình. (*)
Vickie Ewell

Tìm hiểu các vấn đề cảm giác của trẻ tự kỷ : vụng về hoặc không có khả năng ngồi yên  còn là dấu hiệu của chứng rối loạn xử lý thông tin thuộc về cảm giác (Sensory Processing Disorder -SPD) một chức năng đặc trưng của hệ thống tiền đình.Hầu hết trẻ em mắc chứng tự kỷ phải sống với các vấn đề về cảm giác. Tuy nhiên, những trẻ có dấu hiệu của chứng SPD không nhất thiết mắc phải chứng tự kỷ. DSM-IV(**) đã liên kết SPD với chứng Tự kỷ.

Việc sáp nhập làm rắc rối mối quan tâm đối với cha mẹ, dù sự hiện diện của nó không nằm trong chẩn đoán tự kỷ . Nhiều cá nhân có vấn đề với tích hợp cảm giác.

Bất thường ở chức năng tích hợp cảm giác hoặc rối loạn tích hợp cảm giác là gì?

Thông tin thu nhận qua các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, và khứu giác kích hoạt tế bào thần kinh trong não và tủy sống. Nói chung, các tế bào này được gọi là hệ thống thần kinh trung ương. Sau khi được kích hoạt, hệ thống thần kinh trung ương có dữ liệu nhận được  từ các giác quan và tổ chức nó. Từ các dữ liệu được tổ chức, giúp bộ não thiết lập nhận thức, thúc đẩy hành vi hoặc ảnh hưởng đến khả năng học tập.

Tích hợp để gây ra cảm giác xảy ra khi não chọn lọc các thông tin cảm giác đi vào  và thiết lập các lựa chọn để hướng tập trung vào đó. Tích hợp là những gì đưa đến hành vi phản ứng thích hợp và học tập. 

Các giác quan cung cấp thông tin sẽ dẫn đến tri thức. Ví dụ, khi một đứa trẻ tự kỷ chạm vào một bếp lò nóng,"kinh nghiệm" từ bộ nhớ có thể ngăn chặn hành vi đó để nó không làm. Tuy nhiên, khi thông tin đưa đến lại xung đột, bộ não không thể làm cho có cảm giác theo các dữ liệu. Nhận thức sai là hậu quả do rối loạn chức năng tích hợp cảm giác.

Hệ thống xử lý cảm giác tiền đình- Tự kỷ có các vấn đề cảm giác khác nhau.

Vấn đề cảm giác của Tự kỷ  không phù hợp với cách nghĩ đơn giản. Có nhiều giác quan có thể tranh giành trong lúc xử lý cảm giác và nhiều biến số mang ý nghĩa riêng. Do đó các dấu hiệu của rối loạn xử lý cảm giác ở trẻ tự kỷ có thể, đi từ phạm vi ở thái cực này đến thái cực khác trong hệ thống.

Hầu hết mọi người  đều biết các giác quan vị giác, thị giác, thính giác, khứu giác, và xúc giác; nhưng còn có điều cần biết hơn nữa. Thường có  ít thông tin để nhận biết đó là do hệ thống tiền đình.

Hệ thống tiền đình cung cấp cho não bộ các thông tin về chuyển động và cân bằng, cũng như về không gian và trọng lực. Bộ phhận thu nhận "tín hiệu" của nó được đặt bên trong tai trong. Hệ thống xử lý cảm giác này có trách nhiệm giúp đỡ một cá nhân duy trì sự phối hợp và sự thăng bằng. Nó cũng phát hiện bộ phận cơ thể thay đổi vị trí .

video tham khảo: The Vestibular System (hệ thống tiền đình).


Hệ thống tiền đình chỉ đạo tốc độ và định hướng cơ thể, và "nói" với các cá nhân nếu anh ta, hoặc một cái gì đó xung quanh anh ta, di chuyển sang trái hoặc phải, cái gì là theo chiều ngang hoặc dọc, và những gì đang lộn ngược.

Rối loạn hệ thống tiền đình ở trẻ em với Tự kỷ.

Ở trẻ em mắc chứng tự kỷ, rối loạn tiền đình đặc biệt quan trọng bởi thông tin thu thập từ các giác quan khác nhau được xử lý (tổ chức lại) có liên quan đến hệ thống tiền đình.

Ví dụ, xử lý hình ảnh bao gồm nhận thức không gian, như nhận thức chiều sâu, thiếu chính xác khi dữ liệu (ước lượng)không gian từ hệ thống tiền đình không chính xác.

Cá nhân có rối loạn tiền đình gặp khó khăn trong việc tích hợp để hiểu về các khái niệm không gian, trọng lực, cân bằng, và các thông tin của chuyển động. Những khó khăn này có thể dẫn đến một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ ở mức kém-cảm nhận về chuyển động, vượt quá mức-cảm nhận về chuyển động , hoặc kết hợp cả hai.

Dấu hiệu của SPD - Hệ thống tiền đình quá nhạy cảm (Hypersensitivity).
 
Những người có hệ thống tiền đình quá nhạy cảm thường không chịu đựng được với các chuyển động. Xoay quanh hoặc đứng lên quá nhanh có thể bị té ngả, ném ra khỏi trạng thái thăng bằng của cơ thể cân đối. Ở những trẻ em này thường xuất hiện vụng về, làm những điều lạ và kỳ dị, hoặc lo sợ các hoạt động vận động. Các dấu hiệu của tiền đình quá nhạy cảm là:
   
    * Các cử động không phối hợp được hoặc có những cử động vụng về.
    * Mất cân bằng, đi loạng choạng, hoặc hay té ngã.
    * Bước đi va dập vào vách tường, đụng mạnh vào đồ nội thất, hoặc đi nhầm qua các ô cửa.
    * Không thể làm công việc đòi hỏi thời gian hạn định hay theo trình tự.
    * Rất ư là không thích , hoặc có một ác cảm với, trò đu đưa (xích đu) hay trượt( cầu tuột).
    * Khó khăn để học cách leo lên hoặc đi xuống cầu thang.
    * Khó khăn để học cách leo lên hoặc đi xuống đồi hoặc những dốc nghiêng.
    * Sợ hãi  trườn bò hoặc tập đi bộ.
    * Không ưa những bề mặt không được thăng bằng.

Dấu hiệu của rối loạn cảm giác - Hệ thống tiền đình kém nhạy cảm (Hyposensitivity).

Những người có hệ thống tiền đình kém nhạy cảm thường có một nhu cầu tăng lên đối với chuyển động  và thèm muốn có rất nhiều hoạt động mạnh mẽ như:
   * Treo đầu của chúng ra khỏi mép giường
    * Xoay tròn và đi  lòng vòng xung quanh.
    * Nhảy lên và xuống, hoặc nhảy lao xuống mọi thứ, không sợ độ cao.
    * Phóng đại các chuyển động rung lắc mạnh.
    * Đi, chạy nhảy liên tục ; như dư thừa nhiều năng lượng
    * Không có vẻ có thể ngồi yên, xuất hiện tính hiếu động.

Tự kỷ & hành vi lặp đi lặp lại thường liên quan với rối loạn cảm giác.

Tự kỷ và hành vi lặp đi lặp lại thường gắn liền với các rối loạn chức năng tích hợp thông tin từ các giác quan và có thể xem là một chìa khóa giúp phân biệt cá nhân quá nhạy cảm khác với những người cần sự kích thích thêm nữa. Khi một đứa trẻ tự kỷ là quá nhạy cảm, nó có xu hướng sử dụng cử chỉ lặp đi lặp lại làm trấn tĩnh lại hệ thống tiền đình của mình bị kích thích quá mức như đung đưa nhẹ nhàng hoặc giật nẫy người. Cá nhân thèm chuyển động quá mức  có nhiều thích thú tìm kiếm trải  nghiệm kích thích mạnh mẽ  như quay, nhảy, hoặc chạy vòng vòng.

Kiến thức về các dấu hiệu của rối loạn cảm giác có thể giúp ích trẻ em với Tự kỷ.

Những vấn đề về cảm giác tác động đến hầu hết trẻ em mắc chứng tự kỷ và là mối quan tâm quan trọng  của phụ huynh và giáo viên. Tuy nhiên, những dấu hiệu của rối loạn xử lý cảm giác có thể là từ mức dưới kém-nhạy cảm- đến quá mức nhạy cảm, hoặc bất cứ trạng thái nào ở giữa.

Can thiệp hành vi  cho trẻ tự kỷ bắt đầu từ nhận thức của mọi người liên quan, nhưng ít người biết về hệ thống xử lý cảm giác khác ngoài chức năng của năm giác quan nổi tiếng của cơ thể .

Rối loạn hệ thống tiền đình là một trong những vấn đề quan trọng nhất của cảm giác, tìm hiểu về nó, do não tổ chức để có những  nhận thức  lại có liên quan mật thiết đến hệ thống tiền đình.


(*)TrungNguyen& NgọcUyên(SV-Utas AUSTRALIA) dịch từ nguồn "Signs of Sensory Processing Disorder in the Vestibular System" http://www.suite101.com/content/signs-of-sensory-processing-disorder-in-the-vestibular-system-a329007#ixzz1EeWFWNss

(**) DSM-The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, được công bố bởi Hiệp hội Tâm thần Mỹ và cung cấp một ngôn ngữ chung và các tiêu chí chuẩn cho các phân loại các rối loạn tâm thần .Nó được sử dụng ở Hoa Kỳ và ở mức độ khác nhau trên thế giới, bởi các bác sĩ, các nhà nghiên cứu,  cơ quan quy định thuốc tâm thần,công ty bảo hiểm y tế , công ty dược phẩm , và các nhà hoạch định chính sách.Các DSM đã thu hút tranh cãi và chỉ trích cũng như khen ngợi.

Sources
Ayres, A. Jean, Ph.D., Sensory Integration and the Child: Understanding Hidden Sensory Challenges, Western Psychological Services, April 2005.
Dodd, Susan, Understanding Autism, Elsevier, December 2004.
Sicile-Kira, Chantal, Adolescents on the Autism Spectrum: A Parent’s Guide to the Cognitive, Social, Physical, and Transition Needs of Teenagers with Autism Spectrum Disorders, Perigee Trade, February 2006.

2 nhận xét:

  1. Con tôi có nhu cầu thường xuyên nhai que nhai, có vẻ như cháu có Hệ thống tiền đình kém nhạy cảm. để giảm rối loạn cảm giác miệng, Tôi cho cháu cắn que nhai. Còn để giảm rối loạn hệ tiền đình: thích lộn nhào, thích xoay vòng, chạy nhảy nhiều... tôi phải cho cháu làm các bài tập gì? Bạn có thể tư vấn giúp được không ạ?

    Trả lờiXóa