Tác giảFrancesWilliams.
Tự kỷ là một sự khác biệt, không gọi là "một bệnh". Chúng ta đã có nhiều hoạch định để giúp cho những người có chứng tự kỷ chung sống trong một xã hội không được thiết kế cho họ.
Chúng ta phải hội nhập vào thế giới của người tự kỷ.
Do những người có chứng tự kỷ nhìn thấy và trải nghiệm thế giới khác với chúng ta, họ là người với 'thần kinh-cá biệt', đó là điều rất quan trọng để cố gắng hòa nhập vào thế giới của họ và nhìn thế giới đó qua "lăng kính" của từng người. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể bắt đầu hiểu cách thức giúp thu hẹp khoảng cách giữa thế giới của họ và chúng ta.
Mục đích không phải tách bạch để cho những người có chứng tự kỷ biết thế giới của chúng ta là "tốt hơn"; trái lại, giúp họ sinh hoạt và được độc lập càng tốt trong một thế giới này, không được thiết kế cho họ.
Người tự kỷ cần học tập suốt đời.
Nhiều người bị chứng tự kỷ đã bày tỏ quan điểm cho rằng sống trong thế giới của chúng ta làm cho họ cảm thấy như "người xa lạ đến từ hành tinh khác". Thế giới của chúng ta có thể là một nơi khó hiểu và đáng sợ đối với họ. Điều này đặc biệt đúng đối với những người mắc thêm khuyết tật học tập.
Tuy nhiên, những người bị chứng tự kỷ không ngừng phấn đấu để làm điều có ý nghĩa bằng trực giác. Họ nhận thức trực quan sinh động trong mọi thứ mà chúng ta phải tìm để hiểu, bằng cách sử dụng tất cả chiến lược nhận thức để họ tự vươn lên.
Chúng ta có thể hỗ trợ cho những phong cách học tập này bằng cách cung cấp những kinh nghiệm và các hoạt động được phác họa theo hình, mô hình theo mẫu để phát triển những thế mạnh và xoáy vào những điểm yếu của từng cá nhân.
Đó là thông qua một triết lý để học tập suốt đời mà chúng ta có thể giúp những người có chứng tự kỷ tạo nên cuộc sống của họ.
* Mỗi người được hỗ trợ theo kế hoạch phát triển cá nhân một cách tĩ mĩ như thế nào dựa và bộ ba kĩ năng bị suy yếu ảnh hưởng đến cá nhân họ. Điều này rất quan trọng để cho một người tiếp cận với từng khía cạnh của đời sống của cá nhân.
* Có một đánh giá khả năng giao tiếp của họ và một hoạch định phát triển cho họ bằng cách sử dụng một triết lý tương tác tổng thể, là giao tiếp sử dụng bất kỳ phương tiện tương tác - ngôn ngữ ký hiệu, âm thanh, ra dấu bằng tay, đọc phát âm qua cử động của môi, cử chỉ nét mặt, văn bản, hình ảnh trực quan.
* Kỹ năng xã hội của họ được phát triển để giúp họ trải nghiệm trong cuộc sống một cách đầy đủ hơn. Nên sử dụng những câu chuyện xã hội và sách về chuyện cuộc đời, đó là những công cụ có giá trị trong việc giúp đỡ những người bị bệnh tự kỷ cảm nhận của thế giới xung quanh. Những người bị chứng tự kỷ thường có một mạng xã hội nhỏ mà làm cho họ vơi đi sự tổn thương. Chúng ta nên có một cam kết để phát triển một kết nối xã hội cho mỗi người.
* Cung cấp cho họ càng nhiều cơ hội càng tốt để các cá nhân trải nghiệm trong nhiều tình thế khác nhau nhằm cải thiện khả năng khái quát và cảm nhận ý nghĩa của thế giới nhiều hơn.
Tập trung vào điểm mạnh và lợi ích.
Thách thức với chúng ta là làm cho việc học thú vị, niềm vui thú càng nhiều càng tốt giúp họ tập trung vào thế mạnh và những gì cần thiết. Chúng ta, mỗi người khác nhau về giá trị và chúng ta muốn hỗ trợ những người bị chứng tự kỷ để họ thể hiện sự khác biệt trong một môi trường mà ở đó họ được tôn trọng và nơi đó họ cảm thấy an toàn và được giúp đỡ. Chúng ta muốn họ có được nhiều tự do càng hay dù có những mối băn khoăn về đặc điểm tự kỷ. Chúng ta hòa nhập vào thế giới của họ để giúp họ cảm thấy thoải mái với chúng ta.
TrungNguyen dịch từ: "Working with People with Autism - Basic Principles" http://www.suite101.com/content/working-with-people-with-autism---basic-principles-a353948#ixzz1FLHcDwEU
Cho đến nay, mọi nỗ lực giáo dục và can thiệp cho trẻ tự kỷ ở Việt Nam đều là muốn kéo người Tự Kỷ ra khỏi thế giới của họ !
Trả lờiXóaCảm ơn anh cho một nhận xét hay. Nghe tiếng anh đã lâu, nay được anh chiếu cố ghé thăm nhà. Thật hân hạnh cho mõ này. Mong nhận được nhiều ý kiến cùa anh. Chúc anh vui khỏe.
Trả lờiXóa