Autism hay Tự kỷ chỉ là cách để mô tả cho một vấn đề.

27 thg 11, 2012

Độ tin cậy của các công cụ sàng lọc Tự kỷ ?(tt)


Nói về Test DENVER  (?)

Test sàng lọc về phát triển Denver (DDST-Denver Developmental Screening Test) , còn gọi là Thang đánh giá Denver (Denver Scale), đây là test sàng lọc các vấn đề về nhận thức và hành vi (cognitive and behavioural problems) của trẻ em độ tuổi mầm non; nó được phát triển bởi William K. Frankenburg và lần đầu tiên được giới thiệu bởi ông và JB Dobbs vào năm 1967.

Các nghiên cứu sau này đã liên tục chỉ ra rằng nó không đáng tin cậy trong thực tế.

"Theo nghiên cứu được ủy nhiệm bởi Cơ quan Y tế Công cộng của Canada (Public Health Agency of Canada), DDST được sử dụng rộng rãi nhất để sàng lọc các vấn đề phát triển ở trẻ em.[1] Nghiên cứu báo cáo về tiện ích của các test nhằm phát hiện các vấn đề nghiêm trọng về phát triển ở trẻ em, thì test DENVER đã bị chỉ trích là không đáng tin cậy trong việc dự đoán các vấn đề ít nghiêm trọng hoặc những vấn đề cụ thể. Những lời chỉ trích tương tự vẫn duy trì cho đến phiên bản sửa đổi hiện đang lưu hành trên thị trường là DENVER-II. [2] Frankenburg đã trả lời những lời chỉ trích đó bằng cách chỉ ra rằng Thang Denver không phải là một công cụ để đưa ra chẩn đoán cuối cùng, mà là phương pháp để xử lý một cách nhanh chóng trên số lượng lớn trẻ em nhằm chọn ra trẻ có vấn đề cần đánh giá thêm." (2)

Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trong một nghiên cứu đã được đăng tải trực tuyến trên tạp chí của họ, Pediatrics (28/1/1992). Tựa đề, "Độ chính xác của Denver-II trong sàng lọc về phát triển" ("Accuracy of the Denver-II in Developmental Screening") do các tác giả Frances Page Glascoe, Karen E. Byrne, Linda G. Ashford, Katherine L. Johnson, Bernard Chang, Bryan Strickland.(3)

Các tác giả đã nêu ra:

" Một trong những test sàng lọc lâu đời nhất và nổi tiếng nhất về phát triển gần đây đã được định chuẩn lại và sửa đổi, Denver-II. Do nó được lưu hành mà không có bằng chứng nào về tính chính xác.

Vì vậy, công trình nghiên cứu này được thực hiện với sự tham gia 104 trẻ em từ 3 đến 72 tháng tuổi trong một  năm ở trung tâm chăm sóc trẻ ban ngày. Nhằm xác định sự hiện hữu của các vấn đề về phát triển, trẻ em được quản lý với các biện pháp cá nhân để đo lường trí thông minh, ngôn ngữ-lời nói, thành tích đạt được, và hành vi thích nghi. Việc thứ hai là giám định tâm lý, không nhận thấy được từ kết quả của bộ công cụ trắc nghiệm, quản lý bằng Denver-II".

"Các vấn đề phát triển gồm cả suy giảm ngôn ngữ, khiếm khuyết khả năng học tập, chậm phát triển tâm thần nhẹ, và / hoặc chậm phát triển chức năng đã được tìm thấy ở 17% trẻ. Thì Denver-II xác định chính xác được 83% và do đó có độ nhạy cao (high rates of sensitivity).

Tuy nhiên, có hơn 1/2 trẻ dù phát triển bình thường cũng nhận được kết quả là bất thường, có vấn đề, hoặc không đánh giá được (untestable) khi dựa vào tổng điểm theo thang của Denver-II. Test này có độ đặc hiệu(specificity) hạn chế (43%) và cho ra một tỷ lệ nguy cơ là quá mức (over referral).

Những phát hiện này cho thấy các tác giả của Denver-II cần phải làm việc phát triển các công cụ tốt hơn nữa, bao gồm sửa đổi các tiêu chí chấm điểm và các mục liên quan đến trẻ em ở các lứa tuổi."(3)

Những nghiên cứu khác cũng lần lượt chỉ ra :

Trẻ em có kết quả dương tính-sai (false-positive) khi làm với test Denver thường chỉ  có nguy  cơ mắc phải vấn đề kém khả năng trong học tập- /still at risk for academic failure/ (4)

Nghiên cứu khác chỉ ra rằng test Denver chỉ phát hiện được khoảng 50% trẻ em có khuyết tật, mặc dù độ đặc hiệu của nó để xác định trẻ em phát triển bình thường là cao.(2)

"Mặc dù Denver II sử dụng hơn 2000 trẻ em để thiết lập bảng dữ liệu tiêu chuẩn, tất cả trẻ này đều từ Colorado (Mỹ), làm giảm sút khả năng của chúng ta để khái quát các dữ liệu này đến dân số chung không mang tính đồng nhất.

Hơn nữa, cả hai phiên bản Test Denver đã được công bố mà không có cơ sở dữ liệu về hiệu lực, độ nhạy và độ đặc hiệu(test’s validity, sensitivity, and specificity)của test này. Các tác giả của nó thay vào đó bằng niềm tin rằng một đứa trẻ rơi ra ngoài phạm vi bình thường như là bằng chứng của sự chậm trễ. Cách tiếp cận này đã bị chỉ trích."(1)

Thực sự, từ năm 1991, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu tác giả thu hồi và cải thiện các biện pháp đo lường nhưng vô ích .Mặc dù đã được chứng minh độ tin cậy của nó không được xây dựng trên một mẫu lớn, liên tục, đại diện mang tính chất quốc gia. Hiện nay Thang Denver đã bị loại khỏi danh sách các công cụ được đề nghị sử dụng ở một số bang của Hoa Kỳ.(2)

Như một hệ quả, biện pháp đo lường này  không được các tác giả của nó nghiên cứu giúp ích cho các thuộc tính quan trọng nhất của bất kỳ cuộc sàng lọc nào, do độ chính xác của nó.(2)

Dù vậy, nhiều nơi trong xây dựng chuẩn test sàng lọc vẫn còn áp dụng đến Denver. Và đặc biệt ở nước ta cũng đã và đang được sử dụng rộng rãi thậm chí là được ca ngợi (!).

Đặc biệt lưu ý trong việc sàng lọc cho chứng tự kỷ. AAP (Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ) và CDC (Cơ quan phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ) trong các hướng dẫn giám sát và sàng lọc về phát triển  cho chứng tự kỷ (Developmental Surveillance and Screening for Autism Spectrum Disorders) , các cơ quan này đều khuyến cáo:

"Do thiếu sót độ nhạy và độ đặc hiệu (lack of sensitivity and specificity), Denver-II (DDST-II) và Denver sửa đổi - kèm câu hỏi sàng lọc trước khi phát triển (R-DPDQ) không được khuyến khích sử dụng cho việc giám sát về phát triển trong hệ thống thăm khám sức khỏe ban đầu."(5)

Có thể cần thẳng thắn nêu ra ý kiến về Test Denver

Như cách nói nôm na: "Test sàng lọc như Denver cũng giống như chúng ta mang cái xe hơi ra cho ông thợ đầu đường coi. Nếu ông nói “theo tôi thì xe có vấn đề, cô nên mang ra tiệm sửa xe hơi chuyên nghiệp họ khám và sửa chữa”. Ông chỉ có thể cho lời khuyên chứ không được đào tạo và có dụng cụ làm các test dò tìm cho xe hơi."(6)

Riêng tôi cho rằng một ai đó chỉ dùng loại test sàng lọc này và rồi đưa ra nhận định rằng con của bạn mắc phải Tự kỷ (dù chỉ là có - nét tự kỷ) quả là việc làm quá nhẫn tâm và thiếu lương tâm cho nghề nghiệp của họ (?!).

TrungNguyen đọc, dịch, và tổng hợp từ :

Nguồn tham khảo:
[1]^ Canadian Task Force on the Periodic Health Examination (1994) The Canadian Guide to Clinical Preventive Health Care. Ottawa: Minister of Supply and Services Canada. Chapter 26 "Preschool Screening for Developmental Problems" [1]
[2]^ Glascoe, Frances Page et al. (1992). "Accuracy of the Denver-II in Developmental Screening". Pediatrics (89): 1221–1225.
(1) Screening for developmental delay: Reliable, easy-to-use tools
http://www.jfponline.com/pages.asp?aid=4101
(2) Denver Developmental Screening Test
http://en.wikipedia.org/wiki/Denver_Developmental_Screening_Test
(3)Accuracy of the Denver-II in Developmental Screening
http://pediatrics.aappublications.org/content/89/6/1221.short
(4)TESTS OF QUESTIONABLE VALUE /Denver–II/
http://www.jfponline.com/pages.asp?aid=4101
(5)Developmental Surveillance and Screening for Autism Spectrum Disorders
American Academy of Neurology and the Child Neurology Society
Clinical Practice Recommendations:
http://www.cdc.gov/ncbddd/autism/hcp-recommendations.html
(6) Các test về Rối loạn Tự kỷ
http://www.concuame.com/forum/viewtopic.php?f=8&t=2405

4 nhận xét:

  1. Test Denver chỉ đánh giá mức độ phát triển tâm lý – vận động ở trẻ nhỏ và giúp phát hiện sớm những tình trạng chậm phát triển ngay từ trong giai đoạn 6 năm đầu đời, ko thể đánh giá trẻ có bị tự kỷ hay không? Ngay đánh giá của nó đã chỉ ra : phát triển tốt, phát triển bình thường,nghi ngờ chậm phát triển và chậm phát triển.

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa