Autism hay Tự kỷ chỉ là cách để mô tả cho một vấn đề.

4 thg 6, 2012

Khái niệm xử lý thông tin của cảm giác?

Một đứa trẻ luôn vụng về do thiếu trải nghiệm hoặc có thể là do hệ thống xử lý thông tin tạo ra cảm giác mắc phải vấn đề, một chứng rối loạn có ảnh hưỡng đến  phát triển của trẻ em.


Chứng rối loạn xử lý thông tin về cảm giác (Sensory Integration Disorder) là thứ  chồng chéo có ảnh hưỡng phổ biến đến trẻ mắc chứng tự kỷ và các chứng rối loạn khác như  ADHD, khuyết tật học tập (Learning Disability),... và cả trong vấn đề chú ý của trẻ với Attention Deficit Disorder (ADD). Trong điều trị, khắc phục tác động tiêu cực, liệu pháp được gọi là SI therapy. Tôi không hiểu vì sao khi khái niệm này được nêu ra, chuyển sang tiếng Việt, người ta lại dịch thuật và gọi đó là ĐIỀU HÒA CẢM GIÁC ( hay điều hòa giác quan). Từ ngữ trong chuyên môn luôn là một vấn đề, đôi khi không thể diễn đạt một cách chuẩn xác và đầy đủ của một thuật ngữ, kể cả làm méo mó gây hiểu nhầm, dễ ngộ nhận.

Vấn đề với xử lý cảm giác là phổ biến ở trẻ tự kỷ, và một số người trên phổ tự kỷ có một chẩn đoán bổ sung rối loạn xử lý cảm giác (SPD-sensory processing disorder, một cách gọi tên khác của chứng SI). Theo một nghiên cứu năm 2004 của tổ chức Sensory Processing Disorder Foundation , SPD ảnh hưởng đến ít nhất 1/20 trẻ em ( con số nhiều hơn so với tỉ lệ trẻ mắc tự kỷ, riêng ở Mỹ). Một số chuyên gia đồng ý rằng một tỷ lệ lớn của những trẻ em với SPD cũng có chứng tự kỷ. (*)

Thực sự những người mắc chứng rối loạn này các giác quan của họ hoàn toàn bình thường! Vấn đề là, khi những thông tin đầu vào từ các giác quan (cơ quan cảm thụ) đưa vào bên trong, những thông tin đó không được xử lý, tích hợp một cách đúng nghĩa dẫn đến có những hành vi sai lạc không thích hợp so với những người bình thường. Ban đầu, chúng ta hãy đi tìm hiểu để biết khái niệm về chứng rối  lọan này là gì.

Tích hợp cảm giác( SI-Sensory Integration) là gì?

Tích hợp cảm giác đề cập đến cách thức ở người dùng thông tin có được, cung cấp bởi tất cả các giác quan đến từ bên trong cơ thể và từ môi trường bên ngoài. Thông thường chúng ta  nghĩ về các giác quan hoạt động như từng kênh thông tin riêng biệt; nhưng, thực ra chúng cùng làm việc để cung cấp cho chúng ta một "hình ảnh" đáng tin cậy của thế giới xung quanh và định vị trí của chúng ta ở trong đó.

Các cảm giác (các thông tin nhận từ giác quan) của bạn được tích hợp lại để tạo thành một tổng hòa- sự hiểu biết đầy đủ- bạn là ai, bạn đang ở đâu, và những gì đang xảy ra xung quanh bạn. Do bộ não của bạn  tiếp nhận vào những thông tin về các thứ nhìn thấy, âm thanh, kết cấu, mùi, vị, và chuyển động một cách có tổ chức, bạn chỉ định có nghĩa là trải nghiệm cảm giác của bạn, và bạn biết đáp ứng như thế nào để có hành động cư xử cho phù hợp.

Đi bộ qua một trung tâm mua sắm, nếu bạn ngửi thấy một mùi hương mạnh mẽ, ngọt ngào, bạn có thể xác định đó như một ngọn nến, tinh dầu và nhận ra rằng bạn đang đi bộ qua một cửa hàng bán hương liệu. Bạn có thể nán lại một chút thời gian để thưởng thức nó hay vội vàng để thoát khỏi nó.

Một ví dụ khác khi nghe tiếng kêu phát ra từ chiếc điện thoại di động trong một gian phòng tối và rộng, dù không nhìn thấy một vật, bạn vẫn có thể định vị chiếc điện thoại đó nằm ở đâu và chân cần phải bước đi theo hướng nào để có thể tìm và dùng tay nhặt lại nó. Bạn bị mắc chứng rối loạn SI đồng nghĩa là bạn không thực hiện được việc đó một cách dễ dàng, không thể định vị được vật nằm đâu dù tai bạn nghe được âm thanh, nhưng não không giúp "chỉ ra" được hướng nào để định vị chiếc điện thoại trong gian phòng.

Đối với hầu hết chúng ta, việc tích hợp cảm giác tự xảy ra mà không cần suy nghĩ vận dụng một cách có ý thức hay cần phải với một nỗ lực.

Hãy nhớ rằng bạn đang vừa ủi (là) quần áo và vừa trò chuyện với con của bạn. Bạn vẫn tập trung được vào cuộc hội thoại của bạn và đồng thời cũng nghe được tất cả các chi tiết hấp dẫn của tập phim mới nhất (phát ra từ TV). Có thể thấy rằng bạn đã ủi xong một đống  áo sơ mi mà không cần suy nghĩ về điều đó. Chắc chắn bạn không có ý thức xem xét làm thế nào để  đặt các áp lực chính xác với cái bàn ủi, hoặc tìm ra những gì để làm khi bạn lướt qua nếp vải nhăn hoặc ủi một tay áo. Bạn chỉ cần ủi và ủi. Đó là làm thế nào để hoạt động thích nghi tốt khi bạn sử dụng các giác quan của mình. Tất nhiên, nếu một cái gì đó bất ngờ xảy ra, bạn nhận thấy một vết nhơ, các giác quan của bạn sẽ nhạy bén và tập trung vào thông tin cảnh báo này (của thị giác). Trái lại, nếu không có việc gì "to tát" - chỉ là có một ngày, với một đống quần áo phải ủi, chỉ vậy thôi.

Với một số người khác, việc tích hợp (phối hợp) các cảm giác  xảy ra không hiệu quả. Những người với rối loạn chức năng SI gặp khó khăn để  nhận ra những gì đang xảy ra bên trong và bên ngoài cơ thể của họ, và không đảm bảo rằng các thông tin từ giác quan mà họ đang có hoạt động được một cách chính xác.

Trong phản ứng, một đứa trẻ có thể xa lánh các cảm giác gây bối rối hay khổ sở hoặc là tìm thêm cảm giác để tìm hiểu thêm thỏa mãn về nó. Ví dụ, một đứa trẻ có khó khăn trong việc tích hợp những gì tiếp nhận từ xúc giác (sờ mó vào) có thể tránh né các trải nghiệm phải sờ vào vật dụng, thấy khó chịu khi nhúng tay của mình vào các thứ lộn xộn với sơn, cát, hoặc chất keo dính, trong khi một đứa trẻ có thể thèm cảm ứng như vậy khi tiếp nhận vào và chủ động tìm các thứ đó để vọc phá.

Nếu bạn đã có mắc rối loạn chức năng SI, ủi quần áo sẽ là một việc đòi hỏi phải rất nỗ lực, thậm chí là việc nguy hiểm, hầu như bạn sẽ phải suy nghĩ rất nhiều về những gì bạn đang làm. Điều đó, ví như khi đi bộ qua các cửa hàng hương liệu có thể làm gây lo lắng, những  mùi có thể áp đảo bạn đến mức trở nên buồn nôn và khó chịu và phải rời khỏi trung tâm mua sắm ngay lập tức.

Đối với hầu hết trẻ em, kỹ năng tích hợp cảm giác bởi các thông tin từ  giác quan được phát triển một cách tự nhiên.  Khi trẻ em tìm hiểu về các cảm giác mới, chúng trở nên tự tin hơn về các kỹ năng của mình, tự tinh chỉnh khả năng của  chúng  để đáp ứng với  trải nghiệm cảm giác, và do đó có thể thực hiện thêm nhiều hơn và nhiều hơn nữa.

Trẻ sơ sinh giật mình và khóc  khi một xe chữa cháy chạy ngang qua với tiếng còi rú lên, nhưng những năm sau khi em bé đó là một thiếu niên, cùng một thứ tiếng ồn có thể làm cho anh ta chỉ cần bịt tai của mình và ngắm nhìn các xe cứu hỏa đi qua các đường phố. Khi trưởng thành, người này đơn thuần có thể dừng cuộc nói chuyện với một người bạn cho đến khi xe cứu hỏa đi qua khỏi. Khi kỹ năng xử lý cảm giác đã trưởng thành, con đường quan trọng trong hệ thống thần kinh được tinh chế và tăng cường, và trẻ em xử lý tốt hơn trước những thách thức của cuộc sống.

Đối với một số trẻ em, quá trình tích hợp cảm giác phát triển không thuận lợi. Do chúng không thể dựa vào các giác quan của mình để được cung cấp một bức tranh tổng thể chính xác về thế giới, chúng không biết phản ứng để ứng xử thế nào, và có thể gặp khó khăn trong học tập và biết hành xử một cách thích hợp.

Bước quan trọng đầu tiên hướng tới việc giúp con của bạn với các vấn đề cảm giác là phát triển sự cảm nhận sâu sắc (thấu cảm) cho chúng với trải nghiệm về thế giới của mình như thế nào.




TrungNguyen đọc, dịch và bổ sung từ "What Is Sensory Integration?"on FamilyEducation: http://school.familyeducation.com/sensory-integration/parenting/56288.html#ixzz1wgGW0Niz
 (*) Sensory Integration Therapy for Autism By Christine B. http://autism.lovetoknow.com/Sensory_Integration_Therapy_for_Autism

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét