Descartes với câu nói nổi tiếng "cogito ergo sum" (Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại). Thực tế, có phải bao giờ bạn cũng có thể dễ dàng hiểu rõ được sự tồn tại của chính mình, và có lúc nào bạn mất khả năng tư duy?
Có thể bạn không định vị được chính mình và mọi vật xung quanh. Một khi bị thiếu hoặc mất đi phần nào khả năng này bạn sẽ thấy đó là điều vô giá. Tôi (tnguyen) với một thời gian trải nghiệm với những vấn đề về cảm giác, gần đây tôi mắc phải chứng rối loạn này nên có thể là nhân chứng sống động về những gì mình nêu ra. Dù những giác quan của mình là hoàn toàn bình thường, không bị tổn thương vật lý; theo quan điểm của tây-y mọi nghi ngờ từ các thông số trong máu, mạch máu(động mạch cảnh) và các cơ quan khác đều đã kiểm tra không cho thấy một sự bất thường nào. Nhưng, tôi vẫn là một bệnh nhân với những triệu chứng của một căn bệnh !
Không gian, ánh sáng, màu sắc, hương vị, ấm, lạnh...dường như không còn cảm nhận được như bình thường, mọi thứ như bị biến dạng, và kể cả khi chợt nghĩ về một điều gì đó trong đầu của mình dường như có một luồng điện năng chạy qua. Nghe một tiếng động, mình cũng không định vị được từ bên phải, trái, trên, dưới, từ trong nhà hay ngoài sân; ánh sáng chiếu rọi như chói lòa; tiếng khua nhẹ của chén bát cũng trở thành đinh tai nhức óc... gần như quá tải cảm giác với mọi thứ từ môi trường xung quanh ! Và, nhiều tháng trời phải nằm dưới sàn nhà. Mỗi khi xoay chuyển cơ thể cảm giác trời- đất như quay cuồng, bồng bềnh... đầu óc choáng váng không sao chịu đựng nỗi.
Bác sĩ nói - rối loạn tiền đình, nhưng điều trị theo thuốc tây-y không hiệu quả ! Đông y là giải pháp thích hợp, để phục hồi lại như trước đây tôi phải kết hợp y thuật của thầy thuốc động y, thuốc thang và tập luyên kể cả giải pháp điều trị với âm nhạc ! (không chỉ luyện tập mà qua khỏi).
Thực sự, đây là một trải nghiệm không mấy thú vị, nhưng thật đáng giá! Tôi đã mắc chứng rối loạn xử lý những thông tin từ các giác quan SPD (sensory prosessing disorder) hay còn được biết đến qua theo khái niệm rối loạn tích hợp cảm giác(SID-sensory integration disorder). Vậy, tích hợp cảm giác là gì ?
Tích hợp cảm giác (SENSORY INTEGRATION)
* Theo Barb Henry, OTR(chuyên viên về OT).
Tích hợp cảm giác (SI- Sensory Integration) là một lý thuyết (giả thuyết+triết lý) và cách điều trị chủ yếu được sử dụng bởi các chuyên viên liệu pháp vận động\hoạt động(* OTR). Nguyên tắc của nó là áp dụng cho cả trẻ em và người lớn, nhưng đặc biệt hữu ích để giúp đỡ trẻ mắc chứng tự kỷ, khuyết tật học tập; mắc phải vấn đề chú ý, trẻ sinh non, chậm phát triển nói chung, bị chứng Down, trương lực cơ thấp, và có các vấn đề về hành vi.
Lần đầu tiên khái niệm này được mô tả bởi tiến sĩ Jean Ayres, một chuyên gia về OT, từ năm 1960, đã là chủ đề đã được phát triển với nhiều nghiên cứu (**) . Có nhiều sách về chủ đề này và toàn bộ lý khá phức tạp liên quan đến các quá trình thần kinh phức tạp. Tuy nhiên, tôi đã được học về SI, đơn giản và hữu ích hơn như một công cụ giúp trẻ phát triển. Tôi tin rằng các nguyên tắc đã được sử dụng lâu nay do cha mẹ chỉ là theo bản năng nhận biết những gì con của họ cần. Dưới đây là giải thích của tôi về lý thuyết, theo như tôi đã biết về nó.
Thông tin từ thế giới xung quanh đến với chúng ta thông qua các giác quan của mình. Những gì chúng ta có thể nhận thức bao gồm: hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, áp suất, nhiệt độ, đau đớn...; cử động của các bộ phận cơ thể, vị trí của cơ thể của chúng ta và chuyển động của cơ thể của chúng ta trong không gian. Vào bất kỳ thời điểm nào, chúng ta nhận thấy rất nhiều thứ khác nhau, do đó chúng ta có một việc lớn là phân loại nó ra, bỏ qua những gì, xác định phản ứng với những gì , làm thế nào để phản ứng, vv... Điều này được tổ chức và tích hợp từ tất cả các nhận thức khác nhau cho phép tạo thành ý thức về thế giới của chúng ta và phản ứng với nó một cách thích hợp được goi là - tích hợp cảm giác .
Quá trình tích hợp cảm giác bắt đầu từ trước khi sinh và tiếp tục trong suốt cuộc đời, mặc dù phần lớn sự phát triển SI ở chúng ta xảy ra trước khi là những thanh thiếu niên trẻ; phần lớn là tự động và vô thức, dần dà được tinh chỉnh và có hiệu quả hơn khi chúng ta được phát triển.
Vai trò Tích hợp cảm giác ? Khi chúng ta phát triển vận động (cử động&di chuyển) và các kỹ năng nói, sự ổn định cảm xúc của mình (thế giới có thể xem như khá nguy hiểm đến tính mạng nếu bạn không thể - lý giải được những gì đang xảy ra hoặc nếu như nhận thức của bạn bị " biến dạng", không đáng tin cậy), với sự chú ý (não sàng lọc, loại ra những gì phiền nhiễu không liên quan chứ không phải là gộp mỗi thứ một chút lôi kéo sự chú ý của bạn ra khỏi nhiệm vụ chính khi bạn đang thực thi), và cho cả hành vi của chúng ta nữa.
Cuối cùng, cảm giác tích hợp càng hoàn chỉnh sẽ mang lại nền tảng cho các kỹ năng phức tạp hơn, nó cho phép bạn đặt sự quan tâm của mình vào nhiệm vụ khác đòi hỏi kỹ năng nhận thức như - học tập và giao tiếp hiệu quả.
Xác định mắc phải các vấn đề tích hợp cảm giác ?
Tất cả chúng ta đều có khả năng khác nhau cũng như việc tổ chức và tổng hợp nhận thức như thế nào, những biến động trong chúng ta tùy thuộc vào những thứ: mức độ căng thẳng, khi chúng ta đang đói hoặc mệt mỏi; chúng ta đã ăn uống ra sao, uống rượu; tâm trạng , bệnh tật của chúng ta, vv... Chúng ta có thể nhìn vào khả năng tích hợp cảm giác cùng liên tục thể hiện một đầu là hệ thống chức năng rất phát triển và ở đầu kia là một hệ thống hầu như không hoạt động. Mọi người đều thích ứng với một nơi nào đó liên tục suốt một thời gian (các biến động nhẹ xảy ra với tình huống khác nhau ).
Một người có thể được cho là mắc vấn đề với tích hợp cảm giác một khi tới mức độ gây ra trở ngại cho cuộc sống và khả năng để đạt được mục tiêu của họ.
Hầu hết trẻ em phát triển khả năng SI thông qua trò chơi và tương tác trong cuộc sống hàng ngày của chúng. Khi một đứa trẻ với cảm giác tích hợp không hiệu quả, cần lưu ý và nỗ lực nhiều hơn vào những điều gì mà chúng ta xem là đơn giản và chúng có thể trải nghiệm với một mức độ thất bại cao hơn/ những điều mới mẻ mà họ cố gắng thực hiện hoặc tìm hiểu.
Một số trong những dấu hiệu của vấn đề SI bao gồm:
- Quá nhạy cảm với việc sờ nắm, chuyển động, hình ảnh, hoặc âm thanh
- Phản ứng khi được sờ đến, khi di chuyển, nhìn hoặc nghe các âm thanh
- Sợ độ cao, dịch chuyển của thiết bị sân chơi
- Không nhận thức rõ ràng điều nguy hiểm (thiếu của sự sợ hãi thích hợp)
- Dễ dàng bị phân tâm
- Các vấn đề mang tính xã hội và / hoặc cảm xúc
- Mức độ hoạt động với cường độ mạnh bạo(cao) hoặc yếu(thấp) bất thường
- Các cơ phận(bộ phận cơ thể) vụng về hoặc bất cẩn rõ ràng
- Bốc đồng, thiếu khả năng tự kiểm soát
- Khó khăn trong quá trình chuyển đổi sang một tình huống khác
- Không có khả năng để thư giãn, tự trấn tĩnh
- Hành vi kém tính tổ chức
- Kém tự nhận biết các khái niệm
- Sự chậm trễ trong phát triển lời nói, ngôn ngữ, hoặc kỹ năng vận động
- Chậm trễ về thành tích học tập (so với trẻ cùng lứa tuổi)
Trẻ em với các vấn đề SI có thể chỉ mắc phải một số trong những đặc tính (nêu trên) và mức độ mà họ bộc lộ khác nhau. Một lần nữa, điều quan trọng trong việc xác định vấn đề là bao nhiêu cản trở cuộc sống và nó ảnh hưởng ra sao/ lòng tự trọng của họ.
Nghiên cứu cho thấy có đến 70% trẻ em mắc vấn đề học tập, cũng mắc phải SI kém. Trái lại, có một số trẻ em với các vấn đề SI lại không mắc khiếm khuyết học tập (một số thiên tài xuất sắc ở trường). Vấn đề tích hợp cảm giác có nhiều khả năng thấy được ở trẻ sau đây: sinh non, tự kỷ (hay rối loạn phát triển lan tỏa), khuyết tật học tập, ADHD; trẻ em sinh ra từ bà mẹ lạm dụng thuốc hoặc uống rượu, trẻ em trong các tình huống bị bỏ rơi, và trẻ sơ sinh không phát triển mạnh .
Xác định chức năng tích hợp cảm giác thường được thực hiện bởi một chuyên gia về trị liệu OT (Occupation Therapy/*) được đào tạo chuyên ngành về lĩnh vực SI. Hầu hết các nhà trị liệu có một kiến thức thực hành theo các khái niệm SI, nhưng không được đào tạo mở rộng hơn những gì họ nhận được trong trường, họ thiếu khả năng có đủ điều kiện để đánh giá chính xác và điều trị một đứa trẻ với những vấn đề nghi ngờ. Trị liệu chuyên SI sử dụng một loạt các bài kiểm tra tiêu chuẩn và quan sát lâm sàng để xác định khu vực các vấn đề và giúp xác định quá trình điều trị.
Trị liệu tích hợp cảm giác
Điều trị tích hợp cảm thường định hướng để trẻ em tham gia các trải nghiệm có được niềm vui và tạo điều kiện thuận lợi để trẻ tham gia tích cực - tính chất rất hướng ngoại và giúp họ phát triển nhận biết về cảm giác tốt hơn và kiểm soát nhiều hơn đối với cơ thể và môi trường của họ. Liệu pháp này trẻ được cho là quản trò - thường chúng được chọn lựa các hoạt động và sáng tạo trong trò chơi của chính mình.
Phần vai trò của chuyên gia trị liệu là trợ giúp hướng dẫn hoạt động theo cách để tối đa hóa giá trị điều trị của mỗi phiên trị liệu và hỗ trợ cho sự an toàn hoặc khi nhận thấy sự tự tin bị yếu kém.
Điều trị SI không cố gắng để phát triển các kỹ năng cụ thể ở trẻ, mà là cung cấp các hoạt động cảm giác và vận động hỗ trợ hoạt động tổng thể của hệ thống thần kinh (và do đó tăng cường ngôn ngữ, kỹ năng vận động, sự chú ý, hành vi, vv).
Liệu pháp này thường được thực hiện bởi một chuyên gia trị liệu hoạt động trong một phòng trị liệu với các thiết bị rất chuyên nghiệp 1-3 lần một tuần. Căn phòng này thường là thiên đường đối với hầu hết các trẻ em; kể cả, anh chị, em ruột của chúng có thể cũng có thể xin được tham gia. Tôi nói điều này chỉ để bạn có được ý tưởng rằng liệu pháp nói chung không phải là cái gì bạn lôi con của bạn quẳng vào đó phải... hoàn toàn ngược lại.
Chuyên viên trị liệu của bạn nên cung cấp một chương trình, ở nhà, các loại hoạt động cụ thể; bạn có thể làm ở nhà với đầu tư tối thiểu và thích ứng đặc biệt. Bạn cũng có thể được đào tạo trong các chiến lược đặc biệt có thể giúp đỡ với các vấn đề cụ thể cho con của bạn trong cuộc sống hàng ngày.
Trong khi các hoạt động thực hiện tại nhà lại không giống như những gì để điều trị tích hợp cảm giác, nó có thể giúp đỡ rất nhiều và nên được thực hiện ngay cả khi bạn đang nhận được trị liệu chuyên nghiệp trong một phòng khám. Một đứa trẻ được tiếp xúc với các hoạt động phù hợp sẽ tiến bộ nhanh hơn. Một số trẻ em khó khăn nhẹ mà không đảm bảo được điều trị chuyên nghiệp có thể hưởng lợi rất nhiều từ một chương trình và tham gia các hoạt động cộng đồng liên quan đến cảm giác-vận động.
Nhiều trẻ em với vấn đề tích hợp cảm giác nhận được điều trị OT trong chương trình học của họ. Thật không may, hầu hết các trường không được trang bị để điều trị tích hợp cảm giác và chỉ cung cấp các liệu pháp sử dụng các loại dịch vụ hoạt động trị liệu (OT) . Trong khi cách theo loại điều trị khác như vậy cũng có thể mang lại lợi ích nào đó cho con của bạn, nó không giống như SI và nói chung là không hiệu quả khi một đứa trẻ thực sự có vấn đề SI.
Thay vì phải thừa nhận rằng họ không thể cung cấp những gì con bạn cần, trường học lại có thể nhấn mạnh rằng con của bạn không cần SI hoặc đó không phải là việc có liên quan đến giáo dục.
Có thể có lý do giải thích được vì sao cung cấp điều trị SI trong trường học của con em của bạn là không khả thi. Các cuộc tranh luận về vấn đề này có thể cần một thời gian dài, thay vì chờ đợi cho các trường học cung cấp SI thích hợp cho con của bạn cần, tốt nhất đi tìm kiếm sự điều trị bên ngoài trong khi tiếp tục tranh luận với cơ quan hữu trách cho trường học.
Cách tốt nhất để tìm một bác sĩ chuyên khoa có trình độ.Yêu cầu giới thiệu đến một OTR chuyên về SI.
Chú thích: *Barb Henry đã là một chuyên gia trị liệu OT trẻ em từ năm 1985 và hiện đang hành nghề tư nhân ở Clearwater FL. Theo chuyên ngành SI, cô có kinh nghiệm với trẻ em bị bệnh tự kỷ, kém chú ý, khuyết tật học tập, sinh non và chậm phát triển chung. Cô có một thực tế tư vấn trên toàn quốc (Hoa Kỳ), cô giúp các bậc cha mẹ sử dụng phương pháp sức khỏe tự nhiên và điều trị tại nhà để giúp con cái của họ vượt qua khó khăn.
(**)Trong tiếng Việt, giác quan là nơi cảm thụ, theo tác giả trình bày cho thấy cách điều trị không có nghĩa để "điều hòa giác quan" mà là trải nghiệm để hệ thống xử lý từ não bộ thực hiện tinh chỉnh các chức năng.
(***)extroverting : Tâm lý/ người với đặc trưng hướng ngoại , một người có liên quan chủ yếu với thực thể và môi trường xã hội (trái ngược với hướng nội ).
TrungNguyễn đọc dịch thuật và bổ sung từ "SENSORY INTEGRATION"by Barb Henry, OTR
http://borntolove.com/sensory.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét