Một nghiên cứu gần đây nêu bật những thách thức của việc chẩn đoán tự kỷ, cho thấy rối loạn này có xu hướng song hành với một loạt các điều kiện (về y tế) khác về tinh thần và hành vi ở trẻ em.
Các nhà nghiên cứu cho rằng các rối loạn khác như rối loạn tăng động- giảm chú ý(ADHD) và các khuyết tật học tập có thể làm cho chẩn đoán một đứa trẻ trở nên khó khăn hoặc có thể làm trì hoãn sự cải thiện nơi các trẻ được chẩn đoán từ sớm.(*)
Bài liên quan >>> Mối liên kết Tự kỷ - ADHD ?<<<
Theo kinh nghiệm của riêng tôi, một bác sĩ và là cha của một đứa trẻ tự kỷ, tôi hiểu điều kiện nhất định thường đi kèm với hành vi tự kỷ diễn ra như thế nào.
Đó là, do những thách thức này liên quan đến chẩn đoán tự kỷ cho trẻ em, điều mà tôi đang lo âu về việc đề xuất xem xét lại các DSM-IV để thực hiện vào năm 2013. Tôi đồng ý với các chuyên gia đã khẳng định một khi sửa đổi định nghĩa chứng rối loạn này có hiệu lực, để nhận được một chẩn đoán thậm chí có thể còn trở nên khó khăn hơn là nó đã hiện hữu- và điều này, với chi phí của chương trình vô giá nhằm can thiệp sớm để cải thiện đáng kể cuộc sống của nhiều trẻ .
Tôi đã theo dõi con trai tôi, giờ đã 14 tuổi; nó trưởng thành và phát triển các kỹ năng xã hội trong những năm qua do kết quả được can thiệp sớm. Tôi nhớ một điểm mốc trong cuộc sống của mình khi trẻ thậm chí không có khả năng nói ra, mà bây giờ anh ta thông thạo hai ngôn ngữ.
Bởi rối loạn này rất khó xác định, và biểu hiện tự bản thân trong mỗi đứa trẻ là khác nhau, chúng ta không đủ hiểu biết để xác định công cụ nào là tốt nhất để chẩn đoán, và không có hai trường hợp giống nhau y hệt. Nhưng những gì chúng ta biết, đó là kết quả can thiệp sớm nhằm cải thiện đáng kể .
Vì vậy, nỗi băng khoăn của tôi là việc xem xét lại lần này sẽ làm giảm số trẻ em được chẩn đoán, sẽ làm giảm lượng trẻ hội đủ điều kiện cho các dịch vụ can thiệp sớm.
Nhiều trẻ em tự kỷ bị trải qua trạng thái lo âu (anxiety)- và đó là một cái gì đó tôi biết từ ngọn ngành.
Tuy nhiên, nó là cái gì đó chúng ta cần phải lưu tâm khi làm việc với những đứa trẻ này. Nếu chúng ta nhìn vào sự lo âu từ, định nghĩa cốt lõi của nó, đó là một cảm giác khó chịu hoặc lo âu về một sự kiện không chắc chắn hoặc có vấn đề. Với bạn hầu như có thể đơn giản hóa nó thay vì phải bận tâm.
Một trong những phần làm tan nát trái tim, đau đớn nhất cho cha mẹ của một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ là chứng kiến sự thất vọng của con bạn mà đôi khi nó phải trải qua. Với Ryan, là làm thế nào để nó có thể hiểu được đầy đủ, bởi đôi khi kỹ năng giao tiếp của nó- đặc biệt là lúc còn nhỏ, bị hạn chế.
Nhưng điều này với bất cứ ai - khi bạn không thể bày tỏ cảm xúc nội tại của bạn, bạn phát triển một sự e sợ bẩm sinh. Luôn luôn đặt ra câu hỏi "Họ hiểu tôi không? Họ thấy quan điểm của tôi ?" - đôi khi một khóa học tự nhiên trong sự phát triển như một hình thức trưởng thành để bày tỏ trong một số những trẻ em này.
Nhưng dù sao, tôi nghĩ rằng những phát hiện trong nghiên cứu mới này có thể giúp các nhà nghiên cứu và trị liệu tạo ra thêm các công cụ tốt hơn cho các can thiệp sớm và đặt lưu tâm đến, một số các quá trình tâm lý trộn lẫn - đi cùng với tự kỷ.
TrungNguyen đọc dịch và giới thiệu theo: Autism diagnosis in danger? By Dr. Manny Alvarez (FoxNews.com).
Chú thích:
(*) Một nghiên cứu mới tìm thấy trẻ em bị rối loạn/ phổ tự kỷ có nhiều khả năng cũng có tình trạng khác về phát triển hoặc tâm thần, làm nổi bật một trong những lý do có thể lý giải vì sao nhiều trẻ em lại được chẩn đoán khác đi khi chúng lớn lên. Nghiên cứu được công bố thứ hai 23.1 trong các tạp chí Nhi khoa (Hoa kỳ), trên dữ liệu của hơn 1.300 trẻ em từ - điều tra quốc gia về sức khỏe của trẻ em 2007 ở Mỹ.
Nhìn chung, trẻ em với ASD hiện nay có khả năng có hai hoặc nhiều vấn đề tình trạng sức khỏe đồng thời xuất hiện, nhiều hơn so với những người có một chẩn đoán tự kỷ giai đoạn trước đây; làm tăng tính phức tạp trong chẩn đoán hiện nay. theo "New Study Sheds Light On Why Autism Diagnosis Can Be So Difficult " Catherine Pearson http://www.huffingtonpost.com/2012/01/23/autism-diagnosis-study_n_1222720.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét