Autism hay Tự kỷ chỉ là cách để mô tả cho một vấn đề.

16 thg 6, 2012

Trẻ tự kỷ cần môi trường sống đặc biệt ?


Khi đứa trẻ cảm thấy quá kích thích.
Tác giả Tasha Kelley.
Nhiều trẻ tự kỷ cảm thấy một cảm giác quá tải và hậu quả là một "cuộc khủng hoảng". Bài viết này mô tả về kích thích quá mức và cung cấp các gợi ý.

Hãy nói về cảnh tượng hỗn loạn này- một em bé đang khóc bởi vì nó muốn sự chú ý của mẹ; trẻ lớn hơn hét lên là nó chạy quanh nhà; kênh truyền hình được chuyển vào một trận bóng đá, và  thực phẩm thừa còn lại ngâm trong bồn rửa bát bốc mùi là những thứ  áp đảo. Một người được vây quanh bởi tiếng ồn và mùi hôi có thể trở nên bị quá tải cảm giác và bắt đầu cảm thấy đau đầu. Điều này là điển hình cho các cá nhân khi cảm thấy quá kích thích.

14 thg 6, 2012

Điều trị mất khả năng tích hợp cảm giác ?


Descartes với câu nói nổi tiếng "cogito ergo sum" (Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại). Thực tế, có phải bao giờ bạn cũng có thể dễ dàng hiểu rõ được  sự tồn tại của chính mình, và  có lúc nào bạn mất khả năng tư duy?

Có thể bạn không định vị được chính mình và mọi vật xung quanh. Một khi bị thiếu hoặc mất đi  phần nào khả năng này bạn sẽ thấy đó là điều vô giá. Tôi (tnguyen) với một thời gian trải nghiệm với những vấn đề về cảm giác, gần đây tôi mắc phải chứng rối loạn này nên có thể là nhân chứng sống động về những gì mình nêu ra. Dù những giác quan của mình là hoàn toàn bình thường, không bị tổn thương vật lý; theo quan điểm của tây-y mọi nghi ngờ  từ các thông số trong máu, mạch máu(động mạch cảnh) và các cơ quan khác đều đã kiểm tra không cho thấy một sự bất thường nào. Nhưng, tôi vẫn là một bệnh nhân với những triệu chứng của một căn bệnh !

10 thg 6, 2012

Công nghệ cao phát sinh tự kỷ ?

Không ai có thể phủ nhận những lợi ích của thông tin và truyền thông mang lại. Giờ đây ánh sáng văn minh của nhân loại lan tỏa mọi nơi, văn hóa trong một quốc gia không gói gọn trong đường biên giới của nước ấy. Thanh thiếu niên sống ở nông thôn, làng mạc, phần nào cũng nhận được ánh sáng văn hóa không  khác mấy so với người dân thành thị. Không ít điều gây lo ngại cho chúng ta ?! Một vấn đề được tác giả chia sẻ sau đây, tôi nghĩ rằng đáng để suy nghĩ. Có thể giúp tránh đi phần nào cách nghĩ cực đoan thiếu những căn cứ khoa học. Với chứng tự kỷ(chứng rối loạn phát triển lan tỏa), một trong các suy kém cốt lõi là  tương tác mang tính xã hội; tuy nhiên, nếu là vì thiếu hoặc suy kém trong tương tác mang tính xã hội ở con người lại không thể đồng quy vào chứng tự kỷ như một số chuyên gia ở nước ta hay nhầm lẫn ! Có thể đó là sự phát triển nhưng theo cách nào đó mang tính chất có khác biệt.

Não bộ phát triển trong thế giới công nghệ cao.
Tác giả Brenda Patoine.

Thanh thiếu niên, độ tuổi đến 20, học sinh đang đi học hiện nay được trang bị các thiết bị điện tử và phụ kiện công nghệ cao mới nhất. Thanh niên ngày nay, một thế hệ có hiểu biết nhất về kỹ thuật, đã lớn lên theo máy tính và Internet, đã hoàn toàn đi theo thế giới ảo cùng với sự nhấn mạnh tức thời liên tục của thông tin và truyền thông. Thực tế, họ như phụ thuộc vào tai nghe iPod và điện thoại di động. Điều này thường gây nên khó xử cho các thế hệ lớn tuổi hơn.


4 thg 6, 2012

Khái niệm xử lý thông tin của cảm giác?

Một đứa trẻ luôn vụng về do thiếu trải nghiệm hoặc có thể là do hệ thống xử lý thông tin tạo ra cảm giác mắc phải vấn đề, một chứng rối loạn có ảnh hưỡng đến  phát triển của trẻ em.


Chứng rối loạn xử lý thông tin về cảm giác (Sensory Integration Disorder) là thứ  chồng chéo có ảnh hưỡng phổ biến đến trẻ mắc chứng tự kỷ và các chứng rối loạn khác như  ADHD, khuyết tật học tập (Learning Disability),... và cả trong vấn đề chú ý của trẻ với Attention Deficit Disorder (ADD). Trong điều trị, khắc phục tác động tiêu cực, liệu pháp được gọi là SI therapy. Tôi không hiểu vì sao khi khái niệm này được nêu ra, chuyển sang tiếng Việt, người ta lại dịch thuật và gọi đó là ĐIỀU HÒA CẢM GIÁC ( hay điều hòa giác quan). Từ ngữ trong chuyên môn luôn là một vấn đề, đôi khi không thể diễn đạt một cách chuẩn xác và đầy đủ của một thuật ngữ, kể cả làm méo mó gây hiểu nhầm, dễ ngộ nhận.